“Không chỉ dòng vốn ngoại mà cả dòng vốn nội cũng chảy mạnh vào lĩnh vực này”...
Ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Năm 2015, thị trường bất động sản đã phục hồi khá rõ nét và xu hướng này còn tiếp diễn trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chủ đầu tư vẫn nên tính toán đến lối thoát hiểm cũng như kiểm soát rủi ro trước khi quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận địa ốc.
M&A bất động sản có khả năng bùng nổ
Ông đánh giá thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2015?
Thị trường bất động sản từ đầu năm 2015 đến nay đã có tín hiệu hồi phục tích cực về thanh khoản và giá đã có xu hướng tăng nhẹ ở một số phân khúc. Lượng cung - cầu đều tăng, dòng vốn chảy mạnh vào bất động sản. Niềm tin của người mua nhà vào thị trường đã dần khôi phục và được củng cố bởi nền tảng vĩ mô tốt.
Một số dự án chung cư thuộc phân khúc trung, cao cấp đang triển khai có vị trí đẹp, với tiến độ nhanh được nhiều khách hàng quan tâm. Các dự án có căn hộ nhỏ ở khu vực có vị trí tốt, giá cả hợp lý, chủ đầu tư có uy tín... cũng được giao dịch nhiều.
Tuy nhiên, nhìn chung, lượng giao dịch bất động sản trên thị trường vẫn chỉ giữ ở mức ổn định, chưa ghi nhận sự tăng trưởng đột phá.
Theo ông, thị trường này sẽ diễn biến ra sao trong năm tới?
Năm 2016, kinh tế Việt Nam được nhận định đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với các tín hiệu được dự báo: GDP tăng dần, khoảng 6,5-7%; lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 4-5%. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt.
Tình trạng nhập siêu năm 2016 vẫn tiếp diễn, kỳ vọng sẽ cải thiện trong dài hạn nhờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2017.
Yếu tố tỷ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ có từ 1 - 2 lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên thị trường tiền tệ nhiều khả năng ổn định, tăng nhẹ so với năm 2015: lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5 - 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 -12 tháng ở mức 6 - 7%/năm.
Nhờ yếu tố vĩ mô thuận lợi đó, thị trường bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng, xu hướng mua bán và sát nhập (M&A) ở lĩnh vực này có khả năng bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017.
Thị trường hiện nay đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ dòng vốn ngoại mà cả dòng vốn nội cũng chảy mạnh vào lĩnh vực này. Đồng thời nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc đều tăng mạnh.
Vì thế theo tôi, trong vòng hai năm nữa thị trường vẫn tiếp tục phát triển.
Nguồn vốn nước ngoài đang đổ mạnh vào bất động sản có là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực này nói riêng và nền kinh tế trong nước nói chung?
Năm 2015, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào lĩnh vực bất động sản không ngừng gia tăng và được dự báo sẽ còn có những bứt phá trong vài năm tới với sự xuất hiện của một số dự án tỷ USD.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 11 tháng 2015, kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 trong thu hút FDI, với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,32 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.
Nhưng thực tế, thay vì đem vốn từ bên ngoài vào, phần lớn vốn cam kết đầu tư tại nhiều dự án đó sẽ được huy động ngay tại Việt Nam. Như vậy, vốn cam kết FDI vào bất động sản từ đầu năm đến nay là 2,1 tỷ USD, song lượng vốn thực mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam sẽ ít hơn nhiều.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam, việc huy động vốn trong nước của nhà đầu tư nước ngoài thực tế không vi phạm các quy định pháp luật song mục đích thu hút dòng vốn từ bên ngoài vào trong nước của Chính phủ sẽ không đạt được.
Để tránh việc thu hút dòng vốn ồ ạt, thời gian tới nên ưu tiên cho các dự án áp dụng công nghệ xanh trong các tòa nhà để bảo vệ môi trường. Cùng với đó là hướng dòng vốn đầu tư bất động sản nước ngoài vào các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng hơn là vào các khu đô thị.
Giảm giá không dễ chút nào
Năm 2015 đánh dấu kỷ lục về số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như các dự án bất động sản được triển khai trong 4 năm trở lại đây đã cho thấy điều gì, thưa ông?
Số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 11/2015 đã tăng 77,8% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư đều đặt mục tiêu biên lợi nhuận địa ốc vào khoảng 20%, nhưng trước khi nghĩ về con số này, các chủ đầu tư cần quan tâm lối thoát hiểm và kiểm soát rủi ro.
Không ít chuyên gia kinh tế hàng đầu của các quỹ đầu tư nước ngoài nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng tích cực song cũng hết sức phức tạp và khó lường.
Với số lượng lớn các dự án được triển khai, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ khó tăng nếu như không muốn nói là có sự sụt giảm nhẹ do nguồn cung nhiều, độ cạnh tranh thị trường quá cao.
Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư bất động sản tại Việt Nam không thể nhanh và vội. Các nhà đầu tư cần kiên nhẫn và làm việc cần mẫn trong một thời gian dài.
Vậy thời gian tới, giá bán nhà liệu có giảm xuống?
Việc giảm giá thêm ở mảng bất động sản nhà ở khó có thể xảy ra, trừ những nhà đầu tư thứ cấp hầu như trắng tay sau đợt khủng hoảng vừa qua phải bán rẻ để trả nợ.
Một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp rất khó giảm giá căn hộ đó là sợ thương hiệu sẽ đi xuống. Hơn nữa, hiện nay, giá nhà ở tại đa số dự án đã phản ánh đúng giá trị thực và việc giảm giá là không dễ chút nào.
M&A bất động sản có khả năng bùng nổ
Ông đánh giá thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2015?
Thị trường bất động sản từ đầu năm 2015 đến nay đã có tín hiệu hồi phục tích cực về thanh khoản và giá đã có xu hướng tăng nhẹ ở một số phân khúc. Lượng cung - cầu đều tăng, dòng vốn chảy mạnh vào bất động sản. Niềm tin của người mua nhà vào thị trường đã dần khôi phục và được củng cố bởi nền tảng vĩ mô tốt.
Một số dự án chung cư thuộc phân khúc trung, cao cấp đang triển khai có vị trí đẹp, với tiến độ nhanh được nhiều khách hàng quan tâm. Các dự án có căn hộ nhỏ ở khu vực có vị trí tốt, giá cả hợp lý, chủ đầu tư có uy tín... cũng được giao dịch nhiều.
Tuy nhiên, nhìn chung, lượng giao dịch bất động sản trên thị trường vẫn chỉ giữ ở mức ổn định, chưa ghi nhận sự tăng trưởng đột phá.
Theo ông, thị trường này sẽ diễn biến ra sao trong năm tới?
Năm 2016, kinh tế Việt Nam được nhận định đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với các tín hiệu được dự báo: GDP tăng dần, khoảng 6,5-7%; lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 4-5%. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt.
Tình trạng nhập siêu năm 2016 vẫn tiếp diễn, kỳ vọng sẽ cải thiện trong dài hạn nhờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2017.
Yếu tố tỷ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ có từ 1 - 2 lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên thị trường tiền tệ nhiều khả năng ổn định, tăng nhẹ so với năm 2015: lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5 - 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 -12 tháng ở mức 6 - 7%/năm.
Nhờ yếu tố vĩ mô thuận lợi đó, thị trường bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng, xu hướng mua bán và sát nhập (M&A) ở lĩnh vực này có khả năng bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017.
Thị trường hiện nay đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ dòng vốn ngoại mà cả dòng vốn nội cũng chảy mạnh vào lĩnh vực này. Đồng thời nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc đều tăng mạnh.
Vì thế theo tôi, trong vòng hai năm nữa thị trường vẫn tiếp tục phát triển.
Nguồn vốn nước ngoài đang đổ mạnh vào bất động sản có là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực này nói riêng và nền kinh tế trong nước nói chung?
Năm 2015, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào lĩnh vực bất động sản không ngừng gia tăng và được dự báo sẽ còn có những bứt phá trong vài năm tới với sự xuất hiện của một số dự án tỷ USD.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 11 tháng 2015, kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 trong thu hút FDI, với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,32 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.
Nhưng thực tế, thay vì đem vốn từ bên ngoài vào, phần lớn vốn cam kết đầu tư tại nhiều dự án đó sẽ được huy động ngay tại Việt Nam. Như vậy, vốn cam kết FDI vào bất động sản từ đầu năm đến nay là 2,1 tỷ USD, song lượng vốn thực mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam sẽ ít hơn nhiều.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam, việc huy động vốn trong nước của nhà đầu tư nước ngoài thực tế không vi phạm các quy định pháp luật song mục đích thu hút dòng vốn từ bên ngoài vào trong nước của Chính phủ sẽ không đạt được.
Để tránh việc thu hút dòng vốn ồ ạt, thời gian tới nên ưu tiên cho các dự án áp dụng công nghệ xanh trong các tòa nhà để bảo vệ môi trường. Cùng với đó là hướng dòng vốn đầu tư bất động sản nước ngoài vào các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng hơn là vào các khu đô thị.
Giảm giá không dễ chút nào
Năm 2015 đánh dấu kỷ lục về số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như các dự án bất động sản được triển khai trong 4 năm trở lại đây đã cho thấy điều gì, thưa ông?
Số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 11/2015 đã tăng 77,8% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư đều đặt mục tiêu biên lợi nhuận địa ốc vào khoảng 20%, nhưng trước khi nghĩ về con số này, các chủ đầu tư cần quan tâm lối thoát hiểm và kiểm soát rủi ro.
Không ít chuyên gia kinh tế hàng đầu của các quỹ đầu tư nước ngoài nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng tích cực song cũng hết sức phức tạp và khó lường.
Với số lượng lớn các dự án được triển khai, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ khó tăng nếu như không muốn nói là có sự sụt giảm nhẹ do nguồn cung nhiều, độ cạnh tranh thị trường quá cao.
Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư bất động sản tại Việt Nam không thể nhanh và vội. Các nhà đầu tư cần kiên nhẫn và làm việc cần mẫn trong một thời gian dài.
Vậy thời gian tới, giá bán nhà liệu có giảm xuống?
Việc giảm giá thêm ở mảng bất động sản nhà ở khó có thể xảy ra, trừ những nhà đầu tư thứ cấp hầu như trắng tay sau đợt khủng hoảng vừa qua phải bán rẻ để trả nợ.
Một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp rất khó giảm giá căn hộ đó là sợ thương hiệu sẽ đi xuống. Hơn nữa, hiện nay, giá nhà ở tại đa số dự án đã phản ánh đúng giá trị thực và việc giảm giá là không dễ chút nào.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills