Chiều 22-12, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nghe Sở Giao thông vận tải (GTVT), đơn vị tư vấn thiết kế trình bày phương án xây thêm cầu mới qua sông Hàn nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại các nút giao thông ở các quận Sơn Trà và Hải Châu.
Sẽ làm hầm chui qua sông Hàn?
Thời gian gần đây, số phương tiện trên địa bàn Đà Nẵng tăng mạnh, điều này tạo áp lực rất lớn đối với hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực nút giao thông trên các tuyến đường Trần Phú và Bạch Đằng. Vì vậy, việc xây cầu mới qua sông Hàn là cần thiết và cần sớm được triển khai. Ảnh: V.P |
Theo ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở GTVT, vài năm gần đây, số phương tiện trên địa bàn Đà Nẵng tăng mạnh. Trong năm 2015, có thêm gần 10.000 phương tiện các loại, nâng tổng số ô-tô trên địa bàn lên 57.000 chiếc và gần 700.000 mô-tô, xe máy.
Điều này tạo áp lực rất lớn đối với hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực nút giao thông trên các tuyến đường Trần Phú và Bạch Đằng. Vì vậy, việc xây cầu mới qua sông Hàn là cần thiết và cần sớm được triển khai nhằm tránh tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tại cuộc họp, nhóm thiết kế thuộc Công ty CP Thiết kế cầu lớn - hầm (BRITEC) trình bày 4 phương án chính qua cầu sông Hàn. Tuy nhiên, các ý kiến tại buổi họp đều khá thống nhất việc không nên xây cầu lộ thiên mà nên chọn phương án xây hầm chui qua sông Hàn, với điểm ở Hải Châu là nút Đống Đa - Trần Phú và điểm ở quận Sơn Trà là đường Vân Đồn.
Phương án này có ưu điểm: giảm thiểu giải tỏa đền bù, đồng thời xây hầm chui sẽ giữ nguyên hiện trạng đoạn sông này, tạo sự thông thoáng tầm nhìn cho thành phố. Đặc biệt, việc xây dựng hầm chui còn giúp tàu, thuyền, nhất là thuyền du lịch, hoạt động thuận lợi cũng như việc tổ chức sự kiện trình diễn pháo hoa của thành phố không bị vướng công trình xây dựng trên đoạn sông này.
Trao đổi tại buổi họp, đại diện nhóm thiết cũng cho biết, nếu thành phố chọn phương án xây hầm chui, đơn vị sẽ tư vấn cho thành phố xây dựng công trình theo quy mô vĩnh cữu, 6 làn xe, chiều dài toàn tuyến 800 mét. Tuy nhiên, một hạn chế của hầm chui là kinh phí sẽ cao hơn so với xây cầu lộ thiên vượt sông khoảng 300-400 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho rằng, đây chỉ là buổi họp lấy ý kiến về phương án xây cầu qua sông Hàn. Trong thời gian đến, các cơ quan chức năng, các địa phương và đơn vị tư vấn cần trao đổi thêm, lắng nghe nhiều ý kiến của các nhà khoa học và người dân để tìm phương án tối ưu nhất. Trên cơ sở đó, UBND thành phố sẽ trình Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố để có ý kiến cuối cùng về vấn đề này.
THANH SƠN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cấp đổi chủ quyền nhà đất từ 1-7
- Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về ĐKGDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Từ 1-7, người nước ngoài được phép mua nhà ở Việt Nam: Cú hích cho thị trường "rã đông"
- Thủ tục cấp sổ đỏ khi mua đất được thừa kế
- 7 lý do nên đầu tư căn hộ hoàn thiện
- “Coi chừng bong bóng bất động sản”
- Nhà thì nhiều mà mua không dễ
- Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà: Hàng loạt nỗi lo trước giờ G
- NHNN yêu cầu báo cáo việc từ chối cho vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2015
- “Nỗi niềm” chung cư không sổ hồng
- Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất
- Để có một sông Hàn lung linh và huyền ảo
- Đất nền vùng ven hút tiền nhàn rỗi
- Lý giải vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam
- Khách Nhật quan tâm điều gì nhất khi chọn căn hộ dịch vụ?
- Tìm "áo khoác" đẹp cho hai bờ sông Hàn
- Giao dịch bất động sản tăng mạnh
- Sông Hàn sẽ trở thành một điểm nhấn tuyệt đẹp giữa lòng thành phố
- Đà Nẵng được vinh danh 'Thành phố xuất sắc trong chuyển đổi'