Cơ quan soạn thảo vừa trình UB Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bản mới có nhiều sửa đổi. Theo đó, với ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 sẽ không chia thành 3 nhóm, chỉ còn có 2. Đặc biệt, thuế không giảm quá sâu đối với những dòng xe này.
Lộ trình nhỏ giọt
Theo dự thảo mới, ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống áp dụng thuế suất 40%, giảm 5% so với hiện hành; từ 1/7/2016 và thuế suất 35%, giảm 10% so với hiện hành; từ 1/1/2018.
Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3, áp dụng thuế suất 40%, giảm 5% so với hiện hành từ 1/1/2018.
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 giữ nguyên mức 45% như hiện nay.
Thuế giảm ít, ô tô khó giảm giá. |
Loại trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3, áp dụng thuế suất 55%, tăng 5% so với hiện hành từ 1/7/2016 và thuế suất 60%, tăng 10% so với hiện hành từ 1/1/2018.
Các dung tích xi lanh từ trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 áp dụng mức thuế suất 90%, từ 4.000cm3 đến 5.000cm3 áp dụng mức 110%, từ 5.000 cm3 đến 6.000 cm3, áp dụng mức 130% và trên 6.000 cm3 áp dụng mức 150% từ 1/7/2016.
Ở dự thảo lần trước, dòng xe nhỏ được khuyến khích sử dụng (dưới 2.000cm3) có thêm loại dung tích dưới 1.000cm3 được giảm thuế mạnh, chỉ còn 25% vào 2019.
Tuy nhiên, các ý kiến cho thấy, xe có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống chủ yếu là xe nhập khẩu, trong nước gần như không sản xuất, vì vậy nếu giảm thuế mạnh sẽ dẫn đến ưu tiên cho xe nhập khẩu, không khuyến khích sản xuất trong nước.
Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) hoàn toàn đồng tình với dự thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt mới này.
Với thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sắp giảm về 0% vào 2018, thì việc giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giá xe giảm mạnh, dẫn đến thị trường tăng trưởng nóng và xe nhập khẩu sẽ hưởng nhiều lợi thế, cùng với đó nguồn thu cho ngân sách giảm. Vì vậy việc giảm thuế tiêu thụ ở mức 5-10% là hợp lý.
Dự kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 dự kiến vào tháng 3/2016.
Ô tô khó giảm giá trước 2018
Với mức thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ giảm như trên thì dòng xe ưu tiên khó giảm giá mạnh trước 2018.
Cụ thể, với mức giảm chỉ 5% cho xe có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống vào thời điểm 1/7/2016 và giữ ổn định đến tận đầu năm 2018 như dự thảo đề xuất thì chỉ có 1 số rất ít các mẫu xe có điều kiện giảm giá nhẹ. Trong nước đó là Kia Morning, Chevrolet Spark, Fiesta Ecoboot, Suzuki Swift...
Xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN như Toyota Yarris, Mitsubishi Mirage... có điều kiện giảm giá, bởi từ đầu năm 2016 đã được giảm thuế suất thuế nhập khẩu 10% và lại được giảm thêm 5% thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các nhà sản xuất vẫn phân vân đi hay ở. |
Tuy nhiên các mẫu xe này cũng phải chịu chi phí tăng khoảng 5% do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi từ 1/12016 và tỷ giá USD với VND tăng.
Trong khi đó, một số mẫu xe dung tích nhỏ khác nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ, hay Hàn Quốc như Hyundai i10, i20.. .tuy có được giảm 5% thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng không được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu giảm do không thuộc khu vực ASEAN), cộng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi từ 1/12016 và tỷ giá USD với VND tăng, khiến chi phí tăng khoảng 5% so với cách tính cũ. Vì vậy, rất giá khó giảm.
Sang 2017, thuế suất thuế nhập khẩu chiếc từ ASEAN giảm tiếp 10% nữa, từ 40% hiện nay xuống còn 30% thì giá các mẫu như Toyota Yarris, Mitsubishi Mirage... sẽ có điều kiện giảm nhiều hơn.
Theo tính toán của các DN, với mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu mạnh từ 1/12018, thì giá ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 20% - 30% so với hiện nay.
Khi đó, xe sản xuất lắp ráp trong nước muốn tồn tại, cần phải giảm giá ngang bằng với giá xe nhập khẩu. Tuy nhiên để giảm giá khoảng 20% với xe lắp ráp trong nước thời gian tới là rất khó khăn, do sản lượng thấp, một DN ô tô FDI cho biết.
Dự báo của các DN, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, tới 2018 thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt quy mô khoảng 350.000 xe. Tuy nhiên, xe nhập khẩu sẽ lấn át xe lắp ráp trong nước, tương tự như tại Philippine.
Từ 2010, khi thực hiện cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%, thì sản lượng xe sản xuất trong nước của Philippine giảm liên tục, hiện chỉ còn 100.000 xe/năm. Các DN rất chật vật cạnh tranh với xe nhập khẩu mặc dù Chính phủ Philippine có chính sách hỗ trợ cho ngành ô tô mỗi xe khoảng 600 USD thông qua việc giảm thuế và từ 2016 nâng lên 1.000 USD.
Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 3 DN ô tô FDI nước ngoài trụ lại Philippnes. Tập đoàn Ford sau 1 thời gian vật lộn đã tuyên bố rút lui từ đầu năm 2016. Trong só 3 DN ô tô còn tồn tại, thì Toyota có sản lượng lớn nhất, hiện cũng chỉ còn sản xuất có 2 mẫu xe là Innova và Vios, nhưng cũng không có hiệu quả. Các nhà sản xuất khác như Mitsubishi và Nissan cũng khó khăn.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng có nguy cơ đi theo "vết xe" của Philippine. Hầu hết DN ô tô FDI cho biết từ nay tới 2018 sẽ không có đầu tư mới, chỉ sản xuất với những gì hiện có. Những mẫu xe nào không còn ưu thế sẽ chuyển sang nhập khẩu và phân phối.
Trần Thủy
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng