Tỷ lệ tăng trưởng giá bất động sản sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 là một trong những nhận định được các chuyên gia của Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE Việt Nam nêu ra tại báo cáo về xu hướng và triển vọng của thị trường bất động sản Việt Nam.
(Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN)
Hoạt động cho thuê bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ tăng giá và tỷ lệ lấp đầy ổn định, xuyên suốt các phân khúc. Cùng đó, sản phẩm nhà ở và thương mại cũng tiếp tục chứng minh sự phục hồi tích cực. Nhiều yếu tố đang tác động như các hiệp ước thương mại vừa ký kết, nguồn lao động giá rẻ... là thuận lợi giúp Việt Nam tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, CBRE cho rằng để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải nâng cao tính minh bạch trong phê duyệt dự án; chú trọng quản lý chặt chẽ các cơ quan thẩm quyền. Cùng đó, chủ đầu tư cũng nên tìm hiểu mục tiêu và hướng đầu tư của các khách hàng này để thu hút nguồn vốn hiệu quả.
Chuyển biến dễ nhận thấy nhất trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây là niềm tin của khách mua tiếp tục được cải thiện.
Điều này thể hiện thông qua số dự án chào bán mới cũng như lượng giao dịch tăng vọt, giá bán cải thiện trong suốt năm 2015.
Phần lớn lượng mở bán tập trung vào phân khúc “hạng sang” chính là sự đảo ngược tình thế so với thời điểm năm 2013-2014.
Trong khi dự báo tỷ lệ tăng trưởng giá sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 thì cũng đồng nghĩa với việc người mua sẽ ngày càng kén chọn và khó tính hơn, nhất là khi nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Ngay từ đầu năm 2016, hàng loạt dự án cao cấp tiếp tục được các chủ đầu tư có uy tín chào bán.
Về phía chủ đầu tư, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu bán hàng như kỳ vọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc tăng giá cũng chỉ tập trung tại một số dự án nằm ở vị trí vàng và trung tâm của hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù nguồn cung tăng nhưng tỷ lệ tiêu thụ của năm 2016 tại tất cả các phân khúc được dự báo sẽ chậm hơn so với năm 2015.
Đáng chú ý, đà cầu còn được cảnh báo tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo là 2017 và 2018. Trong khi luật đã khá thông thoáng, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng con số tiêu thụ vẫn rất khiêm tốn, vẫn dừng ở động thái thăm dò.
Các chuyên gia cho rằng tính chuyên nghiệp, sự thông thạo ngôn ngữ và thuận tiện trong thanh toán là một trong những yếu tố đáng chú ý để tăng điểm cộng khi thu hút khách hàng./.
Các bản tin khác
- Ba lưu ý để tránh “bẫy” công chứng giả
- Công ty Vicoland phải giao căn hộ chung cư cho thành phố trước ngày 15/8/2013
- Bất động sản khó khăn, người dân sẽ thiệt thòi
- Những tín hiệu tích cực đầu tiên
- Không thu lệ phí trước bạ khi cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ giải tỏa tái định cư
- Giá đất tái định cư khu vực mỏm Nam Ô và KDC số 3 Nguyễn Tri Phương mở rộng
- Khám phá “Cây Di sản Việt Nam”
- Bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND
- BÀ NÀ HỨA HẸN MỘT NĂM BỘI THU
- Phát triển đô thị: Bắt đầu từ con người
- Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay
- Triển khai chuyển quyền sử dụng đất các lô mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- Thị trường BĐS: Sẽ có nhiều chuyển biến trong quý II
- Nhà cho thuê được phép bán sau 5 năm
- Kéo dài lãi suất ưu đãi để mua nhà
- Khổ trăm bề vì không hộ khẩu
- ĐẤU GIÁ 37 LÔ ĐẤT Ở ĐƯỜNG HOÀNG SA VÀ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
- Kiến nghị giữ công chứng nhà đất
- Kích cầu bất động sản
- Thế chấp nhà: Nên hiểu có lợi cho dân