Ngày 22-3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi làm việc với ông Nakajima Tetsuya, Giám đốc điều hành Cục Hợp tác phát triển, TP. Yokohama (Nhật Bản) liên quan đến việc triển khai Chương trình hợp tác ba bên giữa TP Đà Nẵng, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chính quyền TP Yokohama về Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.
Đại diện TP.
Chương trình hợp tác 3 bên được triển khai với mục tiêu là phát triển bền vững Đà Nẵng từ quy mô 1 triệu dân thành đô thị cấp vùng với quy mô 2-3 triệu dân, đóng vai trò là động lực tăng trưởng và phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời có sức cạnh tranh và có bản sắc riêng so với Hà Nội và TP HCM. Ông Nakajima Tetsuya cho biết, để thực hiện những mục tiêu nêu trên, qua hơn 1 năm triển khai nghiên cứu, chương trình đã đề ra 6 kế hoạch hành động liên ngành bao gồm; cụ thể hóa các chiến lược phát triển đô thị bền vững thông qua các dự án mang tính liên kết ở cấp thành phố và cấp vùng; xác định lại các mũi nhọn kinh tế mang tính cạnh tranh và khác biệt với Hà Nội và TP HCM; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho thấy rằng Đà Nẵng hoàn toàn có thể hiện thực hóa Đề án “Thành phố môi trường”; tạo cơ chế cấp vốn bền vững và kế hoạch sử dụng cụ thể để phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực (khu vực Nhà nước và tư nhân); và tăng cường quản lý quy hoạch không gian theo cụm đô thị. Tương ứng với 6 hành động liên ngành nêu trên, 6 chương trình/dự án cụ thể được đề xuất là đẩy mạnh và xúc tiến các dự án cải thiện môi trường; phát triển hệ thống cảng Đà Nẵng, bao gồm Cảng Tiên Sa và Cảng Liên Chiểu, có sự gắn kết với hệ thống vận tải vùng và các cụm công nghiệp; phát triển mạng lưới vận tải công cộng gồm xe buýt nhanh (BRT) và đặc biệt là tuyến đường sắt trong tương lai; xây dựng các khu đô thị mới đa chức năng, hỗn hợp kết nối với các nhà ga trung chuyển theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng); tăng cường năng lực phòng tránh thiên tai và cải tạo khu trung tâm đô thị hiện hữu.
Cũng theo ông Nakajima Tetsuya, chính quyền TP Yokohama mong muốn không chỉ dừng lại ở bước lập kế hoạch hành động mà sẽ chuyển qua giai đoạn triển khai thực hiện, cụ thể là sẽ triển khai nghiên cứu tiếp theo với mục tiêu đảm bảo xây dựng hạ tầng đô thị cơ bản, bao gồm xây dựng trục giao thông xương sống, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tuyến đường sắt bắc – nam, trên cơ sở đó phát triển các khu đô thị mới gắn kết với trục vận tải xương sống và hình thành cấu trúc không gian cốt lõi đảm bảo quy mô tăng trưởng 2 triệu dân trong tương lai của Đà Nẵng dựa trên bài học kinh nghiệm từ TP Yokohama. Bên cạnh đó, TP Yokohama cũng sẽ đề nghị JICA cử chuyên gia đến làm việc tại Đà Nẵng để thực hiện các khảo sát cần thiết và tư vấn thực hiện các kế hoạch hành động đã đề ra.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện (từ tháng 12-2014) với sự giúp đỡ của TP Yokohama và JICA, những kết quả nghiên cứu đã đạt được là rất đáng khích lệ. Ông cũng cho hay, 6 chương trình/dự án được đề xuất trong khuôn khổ hợp tác ba bên có tính khả thi cao và nhiều trong số đó đã được TP Đà Nẵng triển khai một bước; đồng thời, việc triển khai thực hiện nghiên cứu tiếp theo trong năm 2016 này – năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 là rất cần thiết đối với thành phố. Phó Chủ tịch đã giao nhiệm vụ cho Sở KH&ĐT thành phố phối hợp Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan nhanh chóng xúc tiến các thủ tục tiếp nhận chuyên gia của JICA đến làm việc tại Đà Nẵng, đồng thời chuẩn bị để ký kết gia hạn Bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 thành phố trong khuôn khổ Chương trình.
QUỲNH ĐAN
Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Tổng thống Mỹ Trump thăm Hà Nội sau khi dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng
- Ba yếu tố đảm bảo lợi nhuận condotel mà nhà đầu tư nên lưu ý
- Sun Group sứ mệnh đánh thức những vùng đất giàu tiềm năng Việt Nam
- Đi tìm chân dung nhà đầu tư bất động sản
- Vốn ngoại đổ bộ vào thị trường địa ốc
- Hơn 35.293 tỷ đồng dự kiến đầu tư vào Đà Nẵng
- Nhận diện các mánh lừa của dân môi giới bất động sản
- Khai trương Lãnh sự quán danh dự Tây Ban Nha tại Đà Nẵng
- Tiếp bài "Condotel - bài toán khó cho quản lý đô thị": Chưa cấp "sổ đỏ" cho căn hộ condotel
- Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch 1/500 Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy
- Thứ tư vui vẻ- giá rẻ cực shock tại Sun World Danang Wonders
- Condotel-bài toán khó cho quản lý đô thị - Bài cuối: Thị trường condotel tăng trưởng nóng
- Cần các dự án hạ tầng lớn để tạo động lực mới
- Condotel - bài toán khó cho quản lý đô thị - Bài 1: Phát triển biến dạng
- Khu đô thị Hòa Quý - Đồng Nò xây dựng thêm 2 cầu mới
- Đà Nẵng: Điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết Khu đô thị ven sông Hòa Quý –Đồng Nò
- Cải tạo và xây dựng nút giao thông phía Tây cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý
- Golden City – Đón đầu xu thế đầu tư bất động sản khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng: Cuộc đua thay đổi diện mạo quanh sông Cổ Cò
- Nghiên cứu phương án tối ưu cải tạo các nút giao thông