Nằm tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đang thu hút sự chú ý của các công ty lữ hành đưa nguồn khách du lịch về Đà Nẵng.
Không gian thư giãn rộng thoáng giữa Núi Thần Tài. Ảnh: H.L |
Cùng với khu tắm bùn Galina Đà Nẵng (Galina Mud Bath and Spa), Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài chính thức đi vào hoạt động ngày 25-4 vừa qua trở thành một sản phẩm du lịch ấn tượng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại thành phố biển.
Với quy mô đầu tư 165ha, giai đoạn 1 hoàn thành với kinh phí hơn 500 tỷ đồng, quần thể kiến trúc suối khoáng nóng được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Hội An và Nhật Bản. Công trình bao gồm rất nhiều hạng mục, tạo thành một quần thể khép kín trong không gian rộng thoáng như tháp Onsen; khu vực tắm khoáng nóng, nhà tắm khoáng nóng, khách sạn cao cấp; khu vực tắm bùn, tắm trà, tắm cà-phê, tắm sữa; khu vui chơi thiếu nhi, nhà hàng, hệ thống cửa hàng lưu niệm, hệ thống karaoke hiện đại; khu vực tâm linh và rất nhiều điểm tham quan ngoài trời hấp dẫn, gần gũi với thiên nhiên.
Đón đầu mùa du lịch 2016, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được xem là địa chỉ trải nghiệm thú vị, giúp du khách tái tạo năng lượng, thư giãn, bổ sung khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho làn da.
Không những vậy, từng quần thể kiến trúc được xây dựng đan xen giữa cảnh quan nhiều cây xanh của khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa còn cung cấp dịch vụ “tắm tiên” theo văn hóa Nhật Bản lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Theo đại diện Công ty Cổ phần DHC Suối Đôi - chủ đầu tư dự án này, thì khu vực tắm tiên nằm giữa hai dãy núi Bạch Hổ và Thanh Long, nơi có con suối quanh năm cho nguồn nước thanh mát. Tại đây, đơn vị cho xây dựng tháp Onsen mô phỏng công trình kiến trúc Nhật Bản và được các chuyên gia Nhật tư vấn về quy trình dịch vụ cũng như cách thức tổ chức “tắm tiên” như thế nào là hợp lý nhất.
Một trong những điểm ấn tượng thu hút tại Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài là các bồn tắm được làm bằng những khối đá tự nhiên do nghệ nhân làng đá Non Nước thực hiện. Vừa qua, nhân dịp khai trương, đã có 20.000 tờ rơi (tương đương với 20.000 vé miễn phí) được phân phát cho người dân. Đây cũng là cách chủ đầu tư tri ân người dân thành phố cũng như khách du lịch đến Đà Nẵng.
HUỲNH LÊ
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?