Gần 20 chuyên gia, nhà quản lý và các chủ đầu tư bất động sản lớn trên cả nước đã tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến “Cơ hội đầu tư và mua nhà từ chính sách mới” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua.
Mục đích của cuộc tọa đàm lần này là nhìn lại diễn biến thị trường sau tròn 1 năm Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2014 chính thức đi vào cuộc sống. Nhưng không chỉ có vậy, đó là cơ hội để mỗi một thành viên thị trường tự định vị lại tâm thế gia nhập thị trường của mình để đón đầu cơ hội được hầu hết diễn giả cho là rất sáng sủa.
Thực tế, vượt qua một thời gian dài suy thoái, thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm, cơ chế chính sách, tư duy kinh doanh của chủ đầu tư và quan điểm lựa chọn dự án của khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
Sức sống mới của thị trường được thể hiện rõ nét từ đầu năm 2015 đến nay với hàng ngàn dự án được khởi công, mở bán và thanh khoản tăng ở mức kỷ lục.
Chỉ riêng tại Hà Nội và TP. HCM, năm 2015, con số thanh khoản đã đạt tới trên 42.000 căn hộ, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2014 và cao hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó.
Nửa đầu năm 2016, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đà hồi phục dù không bùng nổ như năm 2015 do những thận trọng nhất định về khả năng siết tín dụng bất động sản từ Thông tư 06 mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Báo cáo mới nhất của tổ chức tư vấn CBRE cho thấy, tại Hà Nội, 6 tháng qua, chỉ riêng phân khúc căn hộ đã bán được 8.900 sản phẩm và giao dịch trong quý II/2016 tăng trưởng trên 20% so với quý I. Tại TP. HCM cũng có gần 7.000 căn hộ được sang tay. Và điều đáng nói là trên cả hai thị trường lớn này, mức giá tại hầu hết phân khúc đều tăng nhẹ từ 1 - 3% tùy từng dự án, cho thấy thị trường đang ấm lại theo một cách khá bền vững.
Các sắc luật mới đã được xây dựng và thực thi với quan điểm hướng tới sự minh bạch |
Tổng cục Thống kê trong báo cáo GDP 6 tháng đầu năm đã khẳng định, hoạt động kinh doanh bất động sản nửa đầu năm qua tăng trưởng ở mức cao nhất từ năm 2011 với mức tăng 3,7%. Từ sự khởi sắc của bất động sản, hoạt động xây dựng cũng có mức tăng lên tới 8,8% và đây là hai ngành có mức tăng cao, đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, với quy mô cực kỳ lớn và sự đa dạng của nó, con đường vận hành thị trường bất động sản chưa bao giờ là một con đường bằng phẳng. Dẫu đang thị trường trong quá trình phục hồi, nhiều nút thắt lớn vẫn chưa được cởi bỏ.
Chủ đầu tư và các thành viên trên thị trường sẽ xử lý vấn đề vốn đầu tư ra sao khivề cơ bản đi theo hướng siết lại tín dụng bất động sản? Kết thúc gói 30.000 tỷ, hoạt động đầu tư nhà ở xã hội sẽ ra sao khi một cơ chế vay vốn ưu đãi khác chưa được xây dựng? Liệu có hay không sự mất cân đối cung - cầu giữa các phân khúc bất động sản và định hướng của các chủ đầu tư sắp tới sẽ là gì để khắc phục tình trạng này? 80% nợ xấu ngân hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản sẽ xử lý ra sao khi cơ chế phát mãi tài sản vẫn chưa rõ ràng?
Hoặc những câu hỏi rất cụ thể như hàng trăm dự án, đặc biệt là tại TP. HCM, bê trễ vì cả ách tắc cơ chế lẫn yếu tố chủ quan của chủ đầu tư làm thế nào để tìm được đường ra? Hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro cho người mua nhà, rủi ro cho thị trường sau những trường hợp như Chung cư Harmona, Chung cư Bảy Hiền… gán sổ đỏ của cư dân vào ngân hàng mới đây???
Những vấn đề đó cần trả lời thấu đáo để thị trường bất động sản thực sự phát triển lành mạnh, bền vững, các chủ đầu tư ngày càng chuyên nghiệp hơn và cao nhất là lòng tin trên thị trường ngày càng được củng cố, bồi đắp.
Vậy, cần làm gì để bồi đắp lòng tin?
Một trong số các diễn giả, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng vấn chính sáchtài chính, tiền tệ quốc gia khẳng định, thị trường bất động sản cần rất nhiều điều kiện để phát triển, nhưng điều kiện quan trọng nhất là sự minh bạch.
Các sắc luật mới đã được xây dựng và thực thi với quan điểm hướng tới sự minh bạch. Và dù đâu đó vẫn còn có những trường hợp người mua lâm vào cảnh “đứng ngồi không yên” khi bị dọa đuổi ra khỏi nhà khi chủ đầu tư “cắm” sổ đỏ, sổ hồng, nhưng minh bạch và chuyên nghiệp vẫn là con đường tất yếu của sự phát triển, không chỉ với thị trường địa ốc.
Minh bạch để loại bỏ những chủ đầu tư thiếu năng lực, không bài bản... và quan trọng hơn, để tôn vinh khuyến khích những nhà phát triển bất động sản, chân chính.
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills