Sáng nay (25/7), Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược năm 2016.
Ban tổ chức cho biết, với chủ đề “Cơ hội trong không gian kinh tế mở”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 tổ chức ngày 18/8/2016 tại TP. HCM sẽ tập trung đánh giá các cơ hội M&A và đầu tư tại Việt Nam khi chúng ta tham gia sâu vào các khu vực kinh tế chung như AEC, TPP; những khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đón đầu làn sóng đầu tư mới…
Những câu hỏi lớn nhất đối với một thương vụ mua bán, sáp nhập như làm thế nào để huy động và thu hút vốn tốt nhất, xử lý các vấn đề hậu M&A ra sao, lĩnh vực nào sẽ là “điểm nóng” M&A trong thời gian tới cũng sẽ được phân tích, mổ xẻ, ngõ hầu tìm ra câu trả lời thấu đáo.
Với câu hỏi lĩnh vực nào sẽ là “điểm nóng” M&A, có lẽ không thể không nhắc đếnbất động sản, bởi lĩnh vực này đã sôi động hoạt động mua bán, chuyển nhượngdự án từ vài năm nay. Đặc biệt, hai cú huých chính sách lớn nhất hỗ trợ hoạt động M&A địa ốc là Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu, đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, đồng thời cho phép chủ đầu tư được chuyển nhượng một phần dự án thay vì buộc phải chuyển nhượng toàn bộ như trước.
Trên thực tế, trong quy mô trên 5 tỷ USD của thị trường M&A Việt Nam năm 2015, các thương vụ lớn đều rơi vào các giao dịch chuyển nhượng dự án bất động sản.
Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 tổ chức ngày 18/8/2016 tại TP. HCM với chủ đề “Cơ hội trong không gian kinh tế mở” |
Năm 2016, theo một khảo sát với khoảng 200 đại điện các nhà đầu tư bất động sản lớn trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có 20% các nhà đầu tư bày tỏ ý định muốn đầu tư vào khu vực Đông Nam Á (so với tỷ lệ 17% trong năm 2015); 36% các nhà đầu tư nhận định Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, tiếp đến là Singapore (31%).
Có một sự khác biệt rất rõ, thời gian gần đây, thay vì trực tiếp đăng ký đầu tư, trực tiếp phát triển dự án như trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tiếp cận với các nhà phát triển bất động sản trong nước để hợp tác phát triển dự án, nhằm tận dụng các thế mạnh am hiểu thị trường nội địa của các chủ đầu tư trong nước.
Có thể gọi hình thức đầu tư này là “M&A thân thiện” và thời gian qua, xu hướng này đang lên ngôi.
Bất động sản Nam Long sau khi hợp tác thành công với Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) triển khai Dự án Flora Anh Đào năm 2015, tháng 4/2016 lại tiếp tục cùng Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác phát triển Dự án Fuji Residence với quy mô, mức đầu tư lớn hơn nhiều.
Điều đáng nói hơn là tất cả các đối tác ngoại khi đầu tư vào Nam Long đều thể hiện một sự trọng thị, hợp tác làm ăn chứ không theo kiểu “ban phát”. Như ông Toshihiro Matsuo, Giám đốc Khối kinh doanh nhà ở Nishi-Nippon Railroad từng nói: “Chúng tôi học ở Nam Long kinh nghiệm phát triển và bán căn hộ phù hợp với đặc thù thị trường và tập quán của Việt Nam…”.
Và trên thực tế, nửa đầu năm 2016, hàng loạt thương vụ hợp tác theo kiểu M&A “một nửa” đã diễn ra khi Creed Group của Nhật Bản rót 200 triệu USD mua lại 20% cổ phần của CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia; Keppel Land nhận chuyển nhượng 40% Dự án Empire City tại quận 2, TP. HCM (tương đương với 93,9 triệu USD); An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) hợp tác với Phát Đạt triển khai dự án River City 500 triệu USD…
Nhưng trong dòng chảy M&A, các nhà đầu tư nội không những không đứng ngoài cuộc mà còn đang ở thế thượng phong.
Làn sóng mua bán, chuyển nhượng hoặc liên doanh liên kết được thị trường gọi chung bằng cái tên M&A giữa các doanh nghiệp địa ốc trong việc phát triển các dự án thời gian qua như một làn gió mới thổi vào thị trường. Những dự án bê trễ được tiếp thêm sinh khí mới hoặc những dự án đang triển khai một cách bình lặng trở nên sống động hơn với sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu trên thị trường như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Him Lam, Khang Điền, FLC...
Nhưng một câu hỏi đặt ra, khi thị trường bất động sản hồi phục, M&A có còn sôi động?
Rõ ràng là những thách thức tăng lên và khó khăn lớn nhất là mức giá chuyển nhượng dự án đã tăng hơn trước rất nhiều. Tâm lý “đắt bán chơi, rẻ để đấy” cũng trở lại!
Chẳng hạn, một thống kê cho thấy, giai đoạn năm 2014, giá chuyển nhượng dự án đã tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2012-2013. Sang giai đoạn 2015-2016, giá lại tăng thêm từ 25-30%. Chưa kể với nhà đầu tư nước ngoài, sự minh bạch trong việc phát triển các dự án của các chủ đầu tư Việt Nam cũng khiến họ e dè khi cùng hợp tác.
Những băn khoăn đó kỳ vọng sẽ được giải đáp thấu đáo tại Diễn đàn M&A 2016 tổ chức ngày 18/8 tới đây.
Các bản tin khác
- Lộ diện chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung
- Khẩn trương vận động dân giải tỏa để thi công nút giao thông Túy Loan
- Tổ hợp spa, du lịch, giải trí tại dự án 11.000 tỷ đồng
- Cẩn trọng với những dự án bất động sản “lúa non”
- Đất Nam Đà Nẵng tăng nhiệt trở lại sau chủ trương tái khởi động dự án Làng Đại học
- Thí điểm chủ trương bán thuê mua nhà chung cư cho cán bộ công chức: Hộ thuê nhà đồng tình cao
- Thêm 2 dự án đủ điều kiện bán nhà ở
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2017
- Du lịch Đà Nẵng chưa bao giờ hấp dẫn đến thế!
- Tạo điều kiện tối đa để FPT triển khai thành công các dự án trên địa bàn
- “Sốt đất” đã lan đến Hòa Hiệp Bắc!
- Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục tăng nhiệt bất chấp “tháng Giêng ăn chơi”
- Môi giới bất động sản và câu chuyện niềm tin
- Triển khai giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt
- Đầu tư sinh lời từ căn hộ condotel
- Vốn Nhật chào hàng cùng dự án bom tấn
- Bất động sản Đà Nẵng "nóng" từ đầu năm 2017
- Cuộc đua đầu tư căn hộ tầm trung
- Chen chúc mua nhà đất dịp đầu năm
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chấm dứt quy hoạch "treo" 20 năm dự án Làng ĐH Đà Nẵng