Việt kiều sẽ có nhiều cơ hội mua nhà ở Việt Nam trong thời gian tới khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực với những quy định cụ thể, rõ ràng và thông thoáng hơn các quy định trước đây.
Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM nhận xét những quy định mới đã rõ ràng hơn, thoáng hơn cho Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam, chứ không còn chung chung như trước đây khiến cơ quan thực hiện không dám làm.
Theo đó, quy định mới cho phép Việt kiều mua nhà không hạn chế số lượng đối với các đối tượng có quốc tịch Việt Nam và có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
Đối với người gốc Việt Nam, ngoài việc phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh có gốc Việt Nam, phải thuộc một trong các diện gồm người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, nhà văn hóa, nhà khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt, người có vợ/chồng là công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, những người không thuôc diện trên chỉ được phép sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Trong trường hợp được thừa kế hoặc được tặng một nhà ở khác thì có quyền bán lại để hưởng giá trị của nhà ở đó.
Như vậy, việc được phép mua nhiều nhà ở Việt Nam còn tùy thuộc vào việc người có hộ chiếu nước ngoài có còn giữ quốc tịch Việt Nam hay không. Theo Luật quốc tịch thì người nào không còn hộ chiếu Việt Nam tính đến ngày 1-7-2009 và đã có hộ chiếu nước ngoài có thể đăng ký giữ quốc tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trước ngày 1-7-2014. Nếu quá thời gian trên phải xin trở lại quốc tịch.
Theo luật sư Hòa, nghị định mới ban hành có điểm mới, rất quan trọng là cho phép Việt kiều sở hữu nhà được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - đối với các dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền. “Điều này nâng cao sự bình đẳng giữa người dân trong nước và Việt kiều”, luật sư Hòa nhận định.
Tuy nhiên, vị luật sư này cũng chỉ ra rằng nghị định lại không nói rõ liệu Việt kiều có được phép vay vốn ngân hàng để mua nhà như những người mua nhà trong nước hay không. Thực tế, nhiều Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam nhưng chưa đủ tiền, vì vậy cũng nên cho những người có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà như người trong nước. “Đó cũng là một biện pháp về tài chính để cho Việt kiều tiếp cận với dòng vốn, và điều đó cũng có nghĩa là cho Việt kiều đem tiền về Việt Nam một cách hợp pháp”, luật sư Hòa nói.
Bà luật sư này cho biết hiện nay ngày nào cũng có Việt kiều tới văn phòng của bà để nhờ tư vấn tìm hiểu thủ tục mua nhà ở Việt Nam, nhiều nhất là những trường hợp đã mua nhà thời gian qua dưới hình thức nhờ người thân đứng tên.
Ông Trần Hòa Phương, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, cũng cho rằng quy định mới sẽ tao cơ chế thông thoáng hơn cho Việt kiều về mua nhà ở tại quê hương. Tuy nhiên hiện vẫn còn phải chờ những văn bản hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này.
Ông Phương cho biết ủy ban cũng đang chuẩn bị phổ biến những quy định mới này cho cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài trong thời gian tới.
Theo đó, quy định mới cho phép Việt kiều mua nhà không hạn chế số lượng đối với các đối tượng có quốc tịch Việt Nam và có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
Đối với người gốc Việt Nam, ngoài việc phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh có gốc Việt Nam, phải thuộc một trong các diện gồm người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, nhà văn hóa, nhà khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt, người có vợ/chồng là công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, những người không thuôc diện trên chỉ được phép sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Trong trường hợp được thừa kế hoặc được tặng một nhà ở khác thì có quyền bán lại để hưởng giá trị của nhà ở đó.
Như vậy, việc được phép mua nhiều nhà ở Việt Nam còn tùy thuộc vào việc người có hộ chiếu nước ngoài có còn giữ quốc tịch Việt Nam hay không. Theo Luật quốc tịch thì người nào không còn hộ chiếu Việt Nam tính đến ngày 1-7-2009 và đã có hộ chiếu nước ngoài có thể đăng ký giữ quốc tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trước ngày 1-7-2014. Nếu quá thời gian trên phải xin trở lại quốc tịch.
Theo luật sư Hòa, nghị định mới ban hành có điểm mới, rất quan trọng là cho phép Việt kiều sở hữu nhà được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - đối với các dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền. “Điều này nâng cao sự bình đẳng giữa người dân trong nước và Việt kiều”, luật sư Hòa nhận định.
Tuy nhiên, vị luật sư này cũng chỉ ra rằng nghị định lại không nói rõ liệu Việt kiều có được phép vay vốn ngân hàng để mua nhà như những người mua nhà trong nước hay không. Thực tế, nhiều Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam nhưng chưa đủ tiền, vì vậy cũng nên cho những người có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà như người trong nước. “Đó cũng là một biện pháp về tài chính để cho Việt kiều tiếp cận với dòng vốn, và điều đó cũng có nghĩa là cho Việt kiều đem tiền về Việt Nam một cách hợp pháp”, luật sư Hòa nói.
Bà luật sư này cho biết hiện nay ngày nào cũng có Việt kiều tới văn phòng của bà để nhờ tư vấn tìm hiểu thủ tục mua nhà ở Việt Nam, nhiều nhất là những trường hợp đã mua nhà thời gian qua dưới hình thức nhờ người thân đứng tên.
Ông Trần Hòa Phương, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, cũng cho rằng quy định mới sẽ tao cơ chế thông thoáng hơn cho Việt kiều về mua nhà ở tại quê hương. Tuy nhiên hiện vẫn còn phải chờ những văn bản hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này.
Ông Phương cho biết ủy ban cũng đang chuẩn bị phổ biến những quy định mới này cho cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài trong thời gian tới.
( Theo TBKTSG)
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills