Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (quận 7, TP.HCM) có tổng số vốn lên tới 6 tỷ USD, trên diện tích 118 ha vừa được Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhà đầu tư đến từ Malaysia gồm Pavilion Group và Genting Group ký kết phát triển.
Dự án này có tiền thân là Dự án Saigon Peninsula của Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư, đã được UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 từ năm 2010. Trong đó Vạn Thịnh Phát là cổ đông đầu tư số vốn điều lệ lên đến 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm dự án này vẫn chưa được xây dựng.
Dự án nằm trên một khu đất bồi thuộc phường Phú Thuận. Phía Đông và Nam giáp sông Nhà Bè, phía Tây giáp đường Đào Trí, phía Bắc giáp sông Sài Gòn.
. |
Tại lễ công bố phát triển dự án, 3 nhà đầu tư cho biết, sẽ biến dự án thành nơi hội tụ của những nét kiến trúc độc đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá phổi xanh” hòa quyện vào không gian sông nước sinh thái lý tưởng, với vị trí nằm ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Đặc biệt, các chủ đầu tư sẽ quy hoạch dự án thành hai khu chức năng chính là khu chức năng công viên (82,1 ha) và khu chức năng ở đô thị (35,7 ha).
Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu với cái bắt tay này thì Dự án có được xây dựng sau 6 năm bất động? Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sảnTP.HCM, với sự góp mặt của hai nhà đầu tư ngoại rất uy tín này, Dự án sẽ có nhiều cơ hội được phát triển.
Trong đó, Vạn Thịnh Phát là một tập đoàn gia tộc của họ Trương, được thành lập năm 1992, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Đến nay, Vạn Thịnh Phát đã lần lượt khai trương nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ, tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao, trong đó có hai công trình lớn là Khách sạn thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Ngoài ra, Công ty còn triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng du lịch. Trong đó, khách sạn 6 sao The Reverie với 286 phòng của Vạn Thịnh Phát là khách sạn 6 sao duy nhất tại TP.HCM, với nội thất được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu sang trọng.
Năm 2016, tập đoàn này làm thị trường bất động sản tỉnh Long An dậy sóng khi thâu tóm quỹ đất lớn của tỉnh, với tổng số hồ sơ dự án nhà đầu tư này đã nộp là 65 hồ sơ trên tổng diện tích 3.746 ha.
Còn Công ty Pavilion Group là một nhà phát triển bất động sản có trụ sở chính tại Malaysia, với các dự án quy mô lớn và có quyền sở hữu lâu dài tại Malaysia và Trung Quốc.
Cũng đến từ Malaysia, Tập đoàn Genting Group được liên kết bởi 4 công ty khác nhau là Genting Berhad và các công ty thành viên của Genting Malaysia Berhad, Genting đồn điền Berhad, Genting Singapore Plc và Genting Hồng Kông.
Tập đoàn này có 41 năm kinh nghiệm trong việc phát triển, vận hành và tiếp thị các sòng bạc và khu nghỉ mát tích hợp tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Australia, Malaysia, Philippines, Singapore và Vương quốc Anh. Genting Group từng được bình chọn là tập đoàn hàng đầu của Malaysia, vốn hóa thị trường của tập đoàn này công bố tháng 2/2016 lên tới 24 tỷ USD.
Được biết, đây là lần đầu tiên, hai nhà đầu tư trên phát triển dự án tại Việt Nam, dù trước đó vào năm 2010, Genting quyết định đầu tư dự án 4 tỷ USD vào khu Nam Hội An, nhưng rồi tới tháng 9/2012 họ quyết định rút khỏi dự án.
Đại diện UBND TP.HCM cho biết, với cái bắt tay này của 3 nhà đầu tư lớn, Thành phố tin tưởng sẽ là hướng đi tốt cho dự án phát triển.
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng