Xu hướng Việt kiều về nước mua nhà có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự chậm trễ trong việc ban hành các hướng dẫn cụ thể
Một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 71 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở là từ 8/8/2010, Việt kiều sẽ được sở hữu nhà ở như người dân trong nước, không hạn chế về số lượng, nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, những vướng mắc nảy sinh trong khi triển khai đã làm không ít Việt kiều “nản lòng” với chủ trương được cho là rất thông thoáng này.
Chủ yếu vẫn phải “mượn danh”
Không chỉ nới lỏng về số lượng, Nghị định 71 cũng đã thoáng hơn về đối tượng được mua, sở hữa nhà tại Việt Nam.
Cụ thể là người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước cũng được sở hữu nhà không hạn chế số lượng.
Thế nhưng, sau gần 1 tháng có hiệu lực, những quy định trên dường như vẫn chưa được thể hiện trên thực tế. Số lượng Việt kiều về nước mua nhà chính danh vẫn chưa có nhiều đột biến. Trái lại, phần đa trong số những Việt kiều về nước tìm mua nhà đến thời điểm này đều nhờ người thân đứng tên vì những lý do khách quan lẫn chủ quan.
Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều cho hay, kể cả trước khi Nghị định 71 có hiệu lực thì phần đa “anh em” họ cũng không tiết lộ việc mua nhà tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mỹ, với những người ông biết, khi nghị định có hiệu lực đến nay, nhìn chung vẫn khó mua vì dự kiến phải đến cuối tháng 9 mới có hướng dẫn chi tiết về những thủ tục cho Việt kiều mua nhà.
Còn từ trước đến nay, theo ông Mỹ, các doanh nhân Việt kiều về nước mua nhà đều nhờ người khác đứng tên, kể cả trường được mua nhà theo quy định.
“Cá nhân tôi cũng thấy nản bởi đầu năm nay đã mua một căn hộ nhưng đến giờ vẫn chưa được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Hy vọng đến sau tháng 9 tới, mọi chuyện sẽ được cải thiện hơn”,ông Mỹ nói.
Theo ông Ngô Thế Vinh, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Vinh Gia, thực ra, những quy định trong Nghị định 71 chỉ có tác dụng đối với một số người, vì thực tế từ trước đến nhà nước không cho mua thì nhiều Việt kiều vẫn tham gia mua nhà tại Việt Nam thông qua việc nhờ người khác đứng tên.
Hơn nữa, theo lời những Việt kiều đã từng tìm hiểu và mua nhà tại doanh nghiệp này, phần lớn họ không thích mình đứng tên bất động sản nơi khác để tránh phải nộp thuế và một số nghĩa vụ khác.
“Do bản sắc văn hóa của người Việt là tình người vẫn được đề cao nên việc nhờ anh em, người thân đứng tên thay vẫn phổ biến, dù rằng tranh chấp có thể có nhưng xác suất rất ít so với phương Tây”, ông Vinh nói.
Không ít "chông gai"
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện có khoảng 70% trong tổng số gần 4 triệu người Việt Nam đang ở nước ngoài giữ quốc tịch gốc. Trước khi có quy định mới, sau 9 năm cho phép kiều bào mua nhà theo Nghị định 81/CP, mới có hơn 140 Việt kiều mua nhà trong nước theo con đường chính thống.
Chính vì vậy, trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng bộ môn Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, với quy định Việt kiều được sở hữu nhà không hạn chế số lượng trong Nghị định 71, có thể làm tăng lượng cầu trên thị trường bất động sản trong thời gian tới, song cũng không quá kỳ vọng vào một sự khởi sắc trên thị trường chỉ với một điều khoản trong Nghị định.
TS. Tuyến cho rằng, về mặt luật thì đã có quy định cho Việt kiều sở hữu nhà ở, song về thủ tục để có thể sở hữu nhà ở thì trên thực tế vẫn còn nhiều “chông gai”. Bởi lẽ, những thông tư hướng dẫn của các cơ quan chức năng và các địa phương phần lớn đến nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu cụ thể.
Theo ông Tuyến, trước đây, khi Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam thì thực tế số lượng được mua nhà vẫn rất hạn chế cũng vì thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể và chưa có cơ chế thống nhất. Do vậy, tác dụng cụ thể của chủ trương này cần phải có một thời gian khá dài nữa mới biết được chính xác thực tế.
Chia sẻ với người viết bài này, Việt kiều Huỳnh Đăng Nhựt (Tây Hồ, Hà Nội), cho biết, sau khi biết Chính phủ có chủ trương cho phép Việt kiều sở hữu nhà tại quê hương, vị này đã về Việt Nam với chủ ý tìm mua một căn biệt thự nhằm để kinh doanh thời gian đầu, sau đó sẽ về để ở.
Tuy nhiên, dù đã gần như hoàn tất thủ tục với bên chủ nhà, song khi ra chính quyền sở tại lại không đồng ý làm thủ tục vì họ cho rằng, hồ sơ chứng minh không được rõ ràng.
“Dù tôi đã dẫn cả người họ hàng lẫn hàng xóm ra phường đề chứng minh mình sinh ở Việt Nam, song họ vẫn không giải quyết mà bắt phải chờ đến khi có hướng dẫn cụ thể”, ông Nhựt cho hay.
Còn theo tiết lộ của vị này, dù chưa đứng tên bất kỳ một bất động sản nào tại Việt Nam, song từ 5 năm nay, người này đã bỏ vốn cho người chị họ đứng tên mua hẳn một khu đất hơn 2.000 m2 ở khu Định Công để xây 5 biệt thự cho thuê và thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
TS. Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, để giảm bớt những vướng mắc trong quá trình thực hiện, lẽ ra khi ban hành nghị định thì phải cơ quan thẩm quyền cũng phải ban hành ngay thông tư hướng dẫn cụ thể. Theo ông Tuyến, với nghị định 71, thực tế thông tư ban hành hơi chậm.
Ngoài ra, theo TS. Tuyến, có thể một số quy định trong Nghị định 71 sẽ không thống nhất với Luật Đất đai. Cụ thể, Luật Đất đai quy định Việt Kiều không thuộc đối tượng được mua nhà tại Việt Nam thì khi nhận thừa kế chỉ được nhận giá trị quyền sử dụng đất. Chỉ có Việt kiều thuộc diện được mua nhà mới được thừa kế quyền sử dụng đất.
Do vậy, với quy định mới nới lỏng ra rất nhiều đối tượng Việt kiều được mua nhà sẽ khiến hai quy định trên không tương thích nên chắc chắn khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn cho các bên.
Ngoài ra, TS. Tuyến cũng cho rằng, việc Việt kiều không còn giấy tờ cũng là vấn đề khó khăn. Có nhiều Việt kiều họ ra nước ngoài quá lâu nên giấy tờ liên quan đến bố, mẹ, họ h àng có thể bị thất lạc nên việc chứng minh không hề đơn giản.
Tất nhiên, theo ông Tuyến, khó khăn này là tất yếu bởi cán bộ thẩm quyền hiện nay chủ yếu là cán bộ trẻ, họ chỉ làm theo quy định, không biết rõ về những người trước đây nên không thể "trách" họ được.
Tuy nhiên, những vướng mắc nảy sinh trong khi triển khai đã làm không ít Việt kiều “nản lòng” với chủ trương được cho là rất thông thoáng này.
Chủ yếu vẫn phải “mượn danh”
Không chỉ nới lỏng về số lượng, Nghị định 71 cũng đã thoáng hơn về đối tượng được mua, sở hữa nhà tại Việt Nam.
Cụ thể là người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước cũng được sở hữu nhà không hạn chế số lượng.
Thế nhưng, sau gần 1 tháng có hiệu lực, những quy định trên dường như vẫn chưa được thể hiện trên thực tế. Số lượng Việt kiều về nước mua nhà chính danh vẫn chưa có nhiều đột biến. Trái lại, phần đa trong số những Việt kiều về nước tìm mua nhà đến thời điểm này đều nhờ người thân đứng tên vì những lý do khách quan lẫn chủ quan.
Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều cho hay, kể cả trước khi Nghị định 71 có hiệu lực thì phần đa “anh em” họ cũng không tiết lộ việc mua nhà tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mỹ, với những người ông biết, khi nghị định có hiệu lực đến nay, nhìn chung vẫn khó mua vì dự kiến phải đến cuối tháng 9 mới có hướng dẫn chi tiết về những thủ tục cho Việt kiều mua nhà.
Còn từ trước đến nay, theo ông Mỹ, các doanh nhân Việt kiều về nước mua nhà đều nhờ người khác đứng tên, kể cả trường được mua nhà theo quy định.
“Cá nhân tôi cũng thấy nản bởi đầu năm nay đã mua một căn hộ nhưng đến giờ vẫn chưa được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Hy vọng đến sau tháng 9 tới, mọi chuyện sẽ được cải thiện hơn”,ông Mỹ nói.
Theo ông Ngô Thế Vinh, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Vinh Gia, thực ra, những quy định trong Nghị định 71 chỉ có tác dụng đối với một số người, vì thực tế từ trước đến nhà nước không cho mua thì nhiều Việt kiều vẫn tham gia mua nhà tại Việt Nam thông qua việc nhờ người khác đứng tên.
Hơn nữa, theo lời những Việt kiều đã từng tìm hiểu và mua nhà tại doanh nghiệp này, phần lớn họ không thích mình đứng tên bất động sản nơi khác để tránh phải nộp thuế và một số nghĩa vụ khác.
“Do bản sắc văn hóa của người Việt là tình người vẫn được đề cao nên việc nhờ anh em, người thân đứng tên thay vẫn phổ biến, dù rằng tranh chấp có thể có nhưng xác suất rất ít so với phương Tây”, ông Vinh nói.
Không ít "chông gai"
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện có khoảng 70% trong tổng số gần 4 triệu người Việt Nam đang ở nước ngoài giữ quốc tịch gốc. Trước khi có quy định mới, sau 9 năm cho phép kiều bào mua nhà theo Nghị định 81/CP, mới có hơn 140 Việt kiều mua nhà trong nước theo con đường chính thống.
Chính vì vậy, trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng bộ môn Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, với quy định Việt kiều được sở hữu nhà không hạn chế số lượng trong Nghị định 71, có thể làm tăng lượng cầu trên thị trường bất động sản trong thời gian tới, song cũng không quá kỳ vọng vào một sự khởi sắc trên thị trường chỉ với một điều khoản trong Nghị định.
TS. Tuyến cho rằng, về mặt luật thì đã có quy định cho Việt kiều sở hữu nhà ở, song về thủ tục để có thể sở hữu nhà ở thì trên thực tế vẫn còn nhiều “chông gai”. Bởi lẽ, những thông tư hướng dẫn của các cơ quan chức năng và các địa phương phần lớn đến nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu cụ thể.
Theo ông Tuyến, trước đây, khi Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam thì thực tế số lượng được mua nhà vẫn rất hạn chế cũng vì thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể và chưa có cơ chế thống nhất. Do vậy, tác dụng cụ thể của chủ trương này cần phải có một thời gian khá dài nữa mới biết được chính xác thực tế.
Chia sẻ với người viết bài này, Việt kiều Huỳnh Đăng Nhựt (Tây Hồ, Hà Nội), cho biết, sau khi biết Chính phủ có chủ trương cho phép Việt kiều sở hữu nhà tại quê hương, vị này đã về Việt Nam với chủ ý tìm mua một căn biệt thự nhằm để kinh doanh thời gian đầu, sau đó sẽ về để ở.
Tuy nhiên, dù đã gần như hoàn tất thủ tục với bên chủ nhà, song khi ra chính quyền sở tại lại không đồng ý làm thủ tục vì họ cho rằng, hồ sơ chứng minh không được rõ ràng.
“Dù tôi đã dẫn cả người họ hàng lẫn hàng xóm ra phường đề chứng minh mình sinh ở Việt Nam, song họ vẫn không giải quyết mà bắt phải chờ đến khi có hướng dẫn cụ thể”, ông Nhựt cho hay.
Còn theo tiết lộ của vị này, dù chưa đứng tên bất kỳ một bất động sản nào tại Việt Nam, song từ 5 năm nay, người này đã bỏ vốn cho người chị họ đứng tên mua hẳn một khu đất hơn 2.000 m2 ở khu Định Công để xây 5 biệt thự cho thuê và thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
TS. Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, để giảm bớt những vướng mắc trong quá trình thực hiện, lẽ ra khi ban hành nghị định thì phải cơ quan thẩm quyền cũng phải ban hành ngay thông tư hướng dẫn cụ thể. Theo ông Tuyến, với nghị định 71, thực tế thông tư ban hành hơi chậm.
Ngoài ra, theo TS. Tuyến, có thể một số quy định trong Nghị định 71 sẽ không thống nhất với Luật Đất đai. Cụ thể, Luật Đất đai quy định Việt Kiều không thuộc đối tượng được mua nhà tại Việt Nam thì khi nhận thừa kế chỉ được nhận giá trị quyền sử dụng đất. Chỉ có Việt kiều thuộc diện được mua nhà mới được thừa kế quyền sử dụng đất.
Do vậy, với quy định mới nới lỏng ra rất nhiều đối tượng Việt kiều được mua nhà sẽ khiến hai quy định trên không tương thích nên chắc chắn khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn cho các bên.
Ngoài ra, TS. Tuyến cũng cho rằng, việc Việt kiều không còn giấy tờ cũng là vấn đề khó khăn. Có nhiều Việt kiều họ ra nước ngoài quá lâu nên giấy tờ liên quan đến bố, mẹ, họ h àng có thể bị thất lạc nên việc chứng minh không hề đơn giản.
Tất nhiên, theo ông Tuyến, khó khăn này là tất yếu bởi cán bộ thẩm quyền hiện nay chủ yếu là cán bộ trẻ, họ chỉ làm theo quy định, không biết rõ về những người trước đây nên không thể "trách" họ được.
(Theo VnEconomy)
7:53' 27/8/2010
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng