Kể từ hôm nay (1-6), các ngân hàng thương mại (NHTM) chính thức thực hiện Thông tư 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo quy định này, tất cả các món vay trên từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần giải ngân đều phải sử dụng các thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Khách hàng chỉ được vay thanh toán bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng là tổ chức, cá nhân với số tiền dưới 100 triệu đồng cho một lần giải ngân. Nói một cách khác, các ngân hàng sẽ không giải ngân bằng tiền mặt cho những món vay từ 100 triệu đồng trở lên trừ những trường hợp cụ thể.
Thông tư 09 nêu rõ, đối tượng được giải ngân bằng tiền mặt là người vay vốn dùng để thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán, trả lương cho người lao động và bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Ngoài ra, khi vay vốn, khách hàng được chuyển tiền vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán cho các mục đích mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng vay.
Đối tượng áp dụng lần này là khách hàng vay vốn, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay được quy định. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của ngân hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Khách hàng vay chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho các ngân hàng.
Có thể nói, đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35-40%, triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng hơn 200 triệu giao dịch/năm. Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. TTKDTM giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi trường pháp lý quan trọng hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân dân vào các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Đẩy mạnh TTKDTM là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chính phủ và NHNN. Trao đổi về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nêu rõ, để đạt mục tiêu đẩy mạnh TTKDTM, đòi hỏi sự cố gắng của mọi tầng lớp xã hội, hay nói cách khác phải thay đổi được tập quán của người dân, dĩ nhiên trong đó NHNN có vai trò quan trọng, trong thể lệ tín dụng mới, NHNN sẽ quy định cụ thể bằng văn bản về quy định giải ngân bằng tiền mặt, góp phần hạn chế tiền mặt trong nền kinh tế. Một chương trình lớn của hệ thống ngân hàng trong nhiệm kỳ này là tạo bước tiến mạnh mẽ trong phát triển TTKDTM.
Văn Khoa
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Tổng thống Mỹ Trump thăm Hà Nội sau khi dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng
- Ba yếu tố đảm bảo lợi nhuận condotel mà nhà đầu tư nên lưu ý
- Sun Group sứ mệnh đánh thức những vùng đất giàu tiềm năng Việt Nam
- Đi tìm chân dung nhà đầu tư bất động sản
- Vốn ngoại đổ bộ vào thị trường địa ốc
- Hơn 35.293 tỷ đồng dự kiến đầu tư vào Đà Nẵng
- Nhận diện các mánh lừa của dân môi giới bất động sản
- Khai trương Lãnh sự quán danh dự Tây Ban Nha tại Đà Nẵng
- Tiếp bài "Condotel - bài toán khó cho quản lý đô thị": Chưa cấp "sổ đỏ" cho căn hộ condotel
- Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch 1/500 Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy
- Thứ tư vui vẻ- giá rẻ cực shock tại Sun World Danang Wonders
- Condotel-bài toán khó cho quản lý đô thị - Bài cuối: Thị trường condotel tăng trưởng nóng
- Cần các dự án hạ tầng lớn để tạo động lực mới
- Condotel - bài toán khó cho quản lý đô thị - Bài 1: Phát triển biến dạng
- Khu đô thị Hòa Quý - Đồng Nò xây dựng thêm 2 cầu mới
- Đà Nẵng: Điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết Khu đô thị ven sông Hòa Quý –Đồng Nò
- Cải tạo và xây dựng nút giao thông phía Tây cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý
- Golden City – Đón đầu xu thế đầu tư bất động sản khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng: Cuộc đua thay đổi diện mạo quanh sông Cổ Cò
- Nghiên cứu phương án tối ưu cải tạo các nút giao thông