"Ở các thị trường nước ngoài, người ta mua chứng khoán nhiều hơn bất động sản. Nhưng ở Việt Nam người dân thích đầu tư bất động sản hơn là bỏ tiền vào các quỹ đầu tư hay chứng khoán", Giám đốc điều hành CBRE ông Marc Townsend cho biết.
Việt Nam từ lâu đã được xem là một ngôi sao đang lên của châu Á, là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ ba châu Á với tốc độ 6,7% trong năm 2015, chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc. Sự phát triển tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Điều này làm gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
Một báo cáo mới đây của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cho biết “tầng lớp trung và thượng lưu” với mức thu nhập từ 714 USD/tháng ở Việt Nam sẽ tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020. Trong khi đó, công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính rằng dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020, và 95 triệu người vào năm 2030.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp giàu có thì nhu cầu đầu tư của họ cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những kênh đầu tư được ưa chuộng những năm trước đây như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ lại không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong một hai năm qua.
Theo khảo sát về xu hướng lựa chọn tài sản đầu tư được thực hiện trong năm 2016 của CTCK Kỹ thương (TCBS) mới đây cho biết chứng khoán chỉ xếp vị trí thứ 3 trong mắt giới đầu tư Việt, đứng sau Bất động sản cho thuê và bất động sản mua.
Đánh giá về vấn đề này, Giám đốc điều hành CBRE ông Marc Townsend cũng từng phải công nhận rằng: "Ở các thị trường nước ngoài, người ta mua chứng khoán nhiều hơn bất động sản. Nhưng ở Việt Nam người dân thích đầu tư bất động sản hơn là bỏ tiền vào các quỹ đầu tư hay chứng khoán”.
Chính vì vậy, khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên chóng mặt cũng là lúc nhu cầu mua bất động sản của người dân cũng dần lên cao. Ông Marc cho biết đã từng ở Việt Nam 14 năm, và lần đầu tiên ông thấy thị trường bất động sản đang có biến động, tăng trưởng mạnh như vài năm trở lại đây với nhiều khoản vay từ ngân hàng đổ vào đất đai, nhiều hoạt động xây dựng Trung tâm thương mại, dự án nhà ở cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng…
Nhận định của ông Marc càng được chứng minh khi số liệu của CBRE cho thấy số giao dịch BĐS thành công trong vài năm trở lại cao gấp 3-4 lần so với cách đây vài năm, thậm chí năm 2015 giao dịch BĐS còn đạt mức kỷ lục trong lịch sử, cao hơn thời kỳ sốt đất năm 2007.
Bước sang năm 2016, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại Hà Nội, quý 3 có 6.800 căn mở bán thì có tới 5.279 căn hộ đã được bán ra, tăng 52% so với quý trước. Còn tại TPHCM, trong quý 3 có 8.016 căn hộ được mở bán, số căn hộ bán được đạt 7.811 căn, tăng 32% so với quý trước.
Không chỉ có phân khúc căn hộ mà các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng như căn hộ condotel, biệt thự, nhà liền kề, đất nền cũng đang được giao dịch với tốc độ khá cao khi giới nhà giàu săn lùng làm của để dành sinh lời dài hạn. Sức nóng của các phân khúc này có thể thấy rõ ở các thị trường như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng....
Có thể thấy rõ ràng thu nhập người dân và đầu tư bất động sản luôn tỷ lệ thuận với nhau, khi người dân có tiền, bất động sản trở thành kênh đầu tư an toàn, bền vững được nhà đầu tư lựa chọn đầu tiên. Chính vì vậy, với những dự báo về tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng cũng là một cánh cửa mở ra cho các doanh nghiệp BĐS tranh thủ cơ hội.
Theo Trí thức trẻ
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai