Bạn đã có được khoản tiền lớn để mua căn hộ đầu tiên của chính mình, nhưng chưa có kinh nghiệm. Đừng vội vã, hãy trả lời 8 câu hỏi sau đây để có được lựa chọn đúng đắn nhất cho quyết định quan trọng đầu đời này.
Tích cóp được khoản tiền lớn để mua căn hộ đầu tiên của mình sẽ khiến bạn háo hức, nhưng chớ vội vàng. Vì mua nhà là một việc hệ trọng, và lần đầu mua nhà còn là việc không phải dễ với những người chưa có kinh nghiệm. Để dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn trong lần đầu mua nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên đặt ra 8 câu hỏi cần phải giải đáp dưới đây:
1. Tại sao tôi phải mua nhà?
Đầu tiên, bạn phải đưa ra lý do bạn muốn mua 1 căn nhà. Bạn mua để kinh doanh hay để ở. Theo chuyên gia bất động sản Elizabeth Kee, thuộc công ty tư vấn nhà đất CORE, New York thì cô đã gặp trường hợp muốn đầu tư mua nhà để kinh doanh bất động sản khi nghe tin kinh doanh nhà đất tại New York thu được nhiều lợi nhuận. Đây là quyết định sai lầm, vì nếu muốn mua nhà để kinh doanh bạn phải chọn đúng thời điểm. Mua lúc giá thấp và bán khi giá cao mới giúp bạn thu lại lợi nhuận. Còn việc mua nhà khi ngôi nhà đó đang được giá thường sẽ dẫn đến thua lỗ nặng nề. Vì vậy khi mua nhà bạn phải đưa ra lý do mua nhà để xác định được mục tiêu và phương hướng giải quyết.
2. Liệu tôi có đủ tiền mua một căn nhà?
Nếu bạn đang sống tại làng quê hay ngoại thành, mua nhà đồng nghĩa với việc lo nơi ăn chốn ở cho một gia đình. Còn tại nhiều thành phố lớn, sẽ có nhiều lựa chọn hơn với mục đích của việc mua nhà. Nếu chỉ để phục vụ việc an cư lập nghiệp, bạn hoàn toàn có thể mua một căn nhà trong ngõ hẻm, khu tập thể, chung cư. Nếu phục vụ công việc làm ăn: mở salon, spa, mở cửa hàng, mở công ty…bạn cần những căn nhà nằm ngay mặt đường hoặc chí ít đầu ngõ rộng gần mặt đường. Tương đương với đó, giá cả cũng cao dần lên. Vậy, việc đầu tiên bạn cần xác định mục đích của việc mua nhà và xem xét liệu bạn có đủ điều kiện đáp ứng cho nhu cầu đó.
3. Tôi cần bao nhiêu tiền để mua nhà?
Nếu bạn có đủ tiền để mua nhà thì bạn là người cực kỳ may mắn. Tuy nhiên, những người lần đầu tiên mua nhà thường là những người trẻ chưa có đủ tài chính để đáp ứng việc mua nhà ở một thành phố lớn, nơi họ đang làm việc. Để có được nơi an cư lập nghiệp, họ thường tìm cách vay mượn, hoặc thế chấp.
Dù mượn tiền hay thế chấp, bạn đều phải xem xét liệu mình có khả năng chi trả trong tương lai, dựa vào thu nhập, tài sản và những khoản nợ hiện tại của bạn. Khi lên kế hoạch co việc trả nợ, bạn cần hiểu rằng việc trả nợ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thu nhập, chi tiêu hàng tháng cũng như lâu dài của bạn. Tại sao phải bó buộc bạn vào một nơi ở trong suốt 30 năm, đồng thời hy sinh những sở thích của bạn mỗi tháng để có tiền trả nợ? Hãy suy nghĩ kỹ!
4. Cộng sự của bạn là ai?
Cộng sự ở đây là người tư vấn cho bạn về vấn đề tài chính, thế chấp và bất động sản. Không chỉ là những người thân của bạn, mà bạn cần lời khuyên từ những người chuyên nghiệp hơn, các chuyên gia trong ngành bất động sản, ngân hàng và cho vay thế chấp. Bà Kee cho biết “Mua nhà không chỉ là một vấn đề đầu tư cần quan tâm đặc biệt, mà còn là một nhiệm vụ khó khăn, nếu bạn không nhận được những lời tư vấn chính xác và cần thiết”.
Bạn cần chuyên gia tài chính cho bạn lời khuyên, giúp bạn định hướng tình hình tài chính hiện tại của mình, cần chuyên gia cho vay tín dụng thế chấp để giúp bạn chọn hình thức cho vay phù hợp và chuyên gia bất động sản để đưa cho bạn những lựa chọn phù hợp nhất. Họ cần có kiến thức và cả sự kiên nhẫn để tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
5. Ai là người cho lời khuyên đáng tin cậy nhất?
Bạn đã có lời khuyên từ các chuyên gia, nhưng bạn cũng cần người bạn tin tưởng nhất, hiểu bạn rõ nhất để đưa cho bạn lời khuyên phù hợp nhất với bạn. Đó không phải là một người bạn nào cả, họ không hiểu bạn rõ nhất, càng không được lợi gì từ việc bạn mua nhà, họ càng không có thời gian dành cho bạn. Đừng xin ý kiến mẹ bạn vì mẹ chỉ muốn bạn mua nhà khi đã cưới vợ, có em bé và có nhiều tiền hơn. Một khi bạn đã quyết định mua nhà, bạn cần một vài người hỗ trợ một cách nghiêm túc và giúp bạn đưa ra quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời.
6. Khu vực này có vấn đề ô nhiễm môi trường hay không?
Khi bạn đã tìm được một căn nhà ưng ý nhưng lại nhận được thông tin khu vực xung quanh bị ô nhiễm, tốt nhất bạn nên loại bỏ ngay căn nhà đó khỏi danh sách lựa chọn tối ưu của mình. Đây là vấn đề cần được xem xét một cách cẩn thận, vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia đình bạn. Bạn có thể tìm hiểu trên mạng Internet, xin lời khuyên từ chuyên viên tư vấn và những người sống xung quanh khu vực đó.
7. Có gần trường học, chợ, bệnh viện?
Nếu bạn đang tìm mua nhà để ở cùng gia đình thì câu hỏi trên rất quan trọng, đặc biệt nếu trong nhà có trẻ nhỏ. Thực tế, đây là câu hỏi được quan tâm đầu tiên của bất kỳ khách hàng bất động sản nào. Trường học, chợ và bệnh viện là nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản của một hộ gia đình cơ bản. Bạn có thể xin thông tin từ tư vấn viên bất động sản, người bán nhà cho bạn. Tuy nhiên, nếu căn nhà gần chợ, trường học và bệnh viện, giá cả sẽ đắt hơn những căn nhà khác. Bạn cần tìm hiểu kỹ và đưa ra lựa chọn tốt nhất.
8. Tình hình an ninh xung quanh khu vực ra sao?
Bạn đã tìm được một ngôi nhà ưng ý, đáp ứng được những sinh hoạt cần thiết và phù hợp với túi tiền của bạn nhưng bạn cũng cần tìm hiểu tình hình an ninh trong khu vực đó thế nào. Liệu đây có phải nơi an toàn để sống? Có nhiều tội phạm hay có thường xuyên xảy ra các vụ phạm pháp quanh đây? Nhân viên môi giới bất động sản sẽ không bao giờ cho bạn câu trả lời chân thật về vấn đề đó. Tốt nhất bạn hãy đến hỏi công an khu vực, người quản lý trực tiếp khu vực đó, sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Ngoài ra bạn có thể xin ý kiến người dân sống quanh đó, hoặc tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn.
Theo Khám phá
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng