Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước...
33 triệu người được dự báo gia nhập tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2020 là động lực phát triển bất động sản cao cấp.
Thị trường địa ốc Việt Nam cuối năm 2016 đang ghi nhận sự tham gia của những dòng tiền đa dạng.
Về nguồn tín dụng ngân hàng, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản 9 tháng năm 2016 tăng 5,3%, chiếm 8,5% tổng tín dụng.
Tín dụng tiêu dùng 9 tháng cũng tăng 28,7%, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Đáng chú ý, khoảng một nửa tín dụng tiêu dùng lại tập trung vào nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà.
Đây được xem là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường địa ốc, bởi xuất phát từ nhu cầu thật của người dân.
Dòng kiều hối là một lực đẩy khác. Tính đến hết tháng 9, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Tp.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước. Năm ngoái, tổng lượng kiều hối cả nước đạt gần 12 tỷ USD, trong đó hơn 1/5 đổ vào bất động sản.
Không ồ ạt như kiều hối cuối năm, nhưng một dòng tiền không nhỏ từ kênh tiết kiệm truyền thống được dự báo có thể đang âm thầm chuyển dịch vào thị trường địa ốc như một kênh đầu tư lâu dài, trong bối cảnh lãi suất vẫn tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang chảy khá mạnh vào bất động sản, với gần 1 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là lĩnh vực hút vốn FDI lớn thứ hai, sau công nghiệp chế biến chế tạo.
Việc Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu nhà là một động lực nữa của thị trường. Tính đến tháng 9/2016, có hơn 80.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, 61.000 người giữ chức vụ giám đốc điều hành, nhà quản lý và chuyên gia. Mức lương trung bình mà một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam được trả là 103.000 USD/năm. Nếu tính tổng số người nước ngoài đăng ký tạm trú, con số này có thể lên tới hàng trăm nghìn người.
Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước. Theo nghiên cứu của HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020. Giới trung lưu tăng nhanh, kéo theo nhu cầu nhà ở, giáo dục, y tế… để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, bất động sản đã có thêm nhiều sản phẩm mới để lựa chọn, như dòng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với cam kết sinh lời 8-10% từ chủ đầu tư hay đầu tư căn hộ để cho thuê đang là những trào lưu “hot" hiện nay.
Cùng với việc giải ngân gần hết quỹ tín dụng 30.000 tỷ, phân khúc nhà giá thấp đã bớt nhiệt. Thêm nữa, nhiều bê bối về chất lượng, dịch vụ, hạ tầng đã khiến nhiều người dân không còn tâm lý tham rẻ, mà hướng đến các chủ đầu tư uy tín, chọn lựa sản phẩm xứng với giá tiền. Phân khúc cao cấp, trung cấp được nhận định sẽ hưởng lợi nhờ trào lưu ưu tiên đầu tư cho chất lượng sống này.
Về nguồn tín dụng ngân hàng, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản 9 tháng năm 2016 tăng 5,3%, chiếm 8,5% tổng tín dụng.
Tín dụng tiêu dùng 9 tháng cũng tăng 28,7%, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Đáng chú ý, khoảng một nửa tín dụng tiêu dùng lại tập trung vào nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà.
Đây được xem là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường địa ốc, bởi xuất phát từ nhu cầu thật của người dân.
Dòng kiều hối là một lực đẩy khác. Tính đến hết tháng 9, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Tp.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước. Năm ngoái, tổng lượng kiều hối cả nước đạt gần 12 tỷ USD, trong đó hơn 1/5 đổ vào bất động sản.
Không ồ ạt như kiều hối cuối năm, nhưng một dòng tiền không nhỏ từ kênh tiết kiệm truyền thống được dự báo có thể đang âm thầm chuyển dịch vào thị trường địa ốc như một kênh đầu tư lâu dài, trong bối cảnh lãi suất vẫn tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang chảy khá mạnh vào bất động sản, với gần 1 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là lĩnh vực hút vốn FDI lớn thứ hai, sau công nghiệp chế biến chế tạo.
Việc Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu nhà là một động lực nữa của thị trường. Tính đến tháng 9/2016, có hơn 80.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, 61.000 người giữ chức vụ giám đốc điều hành, nhà quản lý và chuyên gia. Mức lương trung bình mà một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam được trả là 103.000 USD/năm. Nếu tính tổng số người nước ngoài đăng ký tạm trú, con số này có thể lên tới hàng trăm nghìn người.
Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước. Theo nghiên cứu của HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020. Giới trung lưu tăng nhanh, kéo theo nhu cầu nhà ở, giáo dục, y tế… để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, bất động sản đã có thêm nhiều sản phẩm mới để lựa chọn, như dòng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với cam kết sinh lời 8-10% từ chủ đầu tư hay đầu tư căn hộ để cho thuê đang là những trào lưu “hot" hiện nay.
Cùng với việc giải ngân gần hết quỹ tín dụng 30.000 tỷ, phân khúc nhà giá thấp đã bớt nhiệt. Thêm nữa, nhiều bê bối về chất lượng, dịch vụ, hạ tầng đã khiến nhiều người dân không còn tâm lý tham rẻ, mà hướng đến các chủ đầu tư uy tín, chọn lựa sản phẩm xứng với giá tiền. Phân khúc cao cấp, trung cấp được nhận định sẽ hưởng lợi nhờ trào lưu ưu tiên đầu tư cho chất lượng sống này.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Từ 1/7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2015
- Đà Nẵng ưu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Người mua nhà sướng vì được bảo lãnh
- Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Tiếp tục đề nghị sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9
- Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Hải Châu
- Chậm giải tỏa nhà và đất số 201 Đống Đa
- Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’: Đừng vì quá vụ lợi!
- Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Trong nỗi lo “bong bóng”
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’
- Mua nhà dự án không còn sợ mất tiền
- Không gian dọc bờ sông Hàn: Tài sản vô giá
- Mua nhà thế chấp ngân hàng: Gay cấn như trên phim
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng