Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước...
33 triệu người được dự báo gia nhập tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2020 là động lực phát triển bất động sản cao cấp.
Thị trường địa ốc Việt Nam cuối năm 2016 đang ghi nhận sự tham gia của những dòng tiền đa dạng.
Về nguồn tín dụng ngân hàng, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản 9 tháng năm 2016 tăng 5,3%, chiếm 8,5% tổng tín dụng.
Tín dụng tiêu dùng 9 tháng cũng tăng 28,7%, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Đáng chú ý, khoảng một nửa tín dụng tiêu dùng lại tập trung vào nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà.
Đây được xem là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường địa ốc, bởi xuất phát từ nhu cầu thật của người dân.
Dòng kiều hối là một lực đẩy khác. Tính đến hết tháng 9, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Tp.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước. Năm ngoái, tổng lượng kiều hối cả nước đạt gần 12 tỷ USD, trong đó hơn 1/5 đổ vào bất động sản.
Không ồ ạt như kiều hối cuối năm, nhưng một dòng tiền không nhỏ từ kênh tiết kiệm truyền thống được dự báo có thể đang âm thầm chuyển dịch vào thị trường địa ốc như một kênh đầu tư lâu dài, trong bối cảnh lãi suất vẫn tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang chảy khá mạnh vào bất động sản, với gần 1 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là lĩnh vực hút vốn FDI lớn thứ hai, sau công nghiệp chế biến chế tạo.
Việc Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu nhà là một động lực nữa của thị trường. Tính đến tháng 9/2016, có hơn 80.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, 61.000 người giữ chức vụ giám đốc điều hành, nhà quản lý và chuyên gia. Mức lương trung bình mà một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam được trả là 103.000 USD/năm. Nếu tính tổng số người nước ngoài đăng ký tạm trú, con số này có thể lên tới hàng trăm nghìn người.
Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước. Theo nghiên cứu của HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020. Giới trung lưu tăng nhanh, kéo theo nhu cầu nhà ở, giáo dục, y tế… để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, bất động sản đã có thêm nhiều sản phẩm mới để lựa chọn, như dòng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với cam kết sinh lời 8-10% từ chủ đầu tư hay đầu tư căn hộ để cho thuê đang là những trào lưu “hot" hiện nay.
Cùng với việc giải ngân gần hết quỹ tín dụng 30.000 tỷ, phân khúc nhà giá thấp đã bớt nhiệt. Thêm nữa, nhiều bê bối về chất lượng, dịch vụ, hạ tầng đã khiến nhiều người dân không còn tâm lý tham rẻ, mà hướng đến các chủ đầu tư uy tín, chọn lựa sản phẩm xứng với giá tiền. Phân khúc cao cấp, trung cấp được nhận định sẽ hưởng lợi nhờ trào lưu ưu tiên đầu tư cho chất lượng sống này.
Về nguồn tín dụng ngân hàng, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản 9 tháng năm 2016 tăng 5,3%, chiếm 8,5% tổng tín dụng.
Tín dụng tiêu dùng 9 tháng cũng tăng 28,7%, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Đáng chú ý, khoảng một nửa tín dụng tiêu dùng lại tập trung vào nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà.
Đây được xem là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường địa ốc, bởi xuất phát từ nhu cầu thật của người dân.
Dòng kiều hối là một lực đẩy khác. Tính đến hết tháng 9, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Tp.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước. Năm ngoái, tổng lượng kiều hối cả nước đạt gần 12 tỷ USD, trong đó hơn 1/5 đổ vào bất động sản.
Không ồ ạt như kiều hối cuối năm, nhưng một dòng tiền không nhỏ từ kênh tiết kiệm truyền thống được dự báo có thể đang âm thầm chuyển dịch vào thị trường địa ốc như một kênh đầu tư lâu dài, trong bối cảnh lãi suất vẫn tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang chảy khá mạnh vào bất động sản, với gần 1 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là lĩnh vực hút vốn FDI lớn thứ hai, sau công nghiệp chế biến chế tạo.
Việc Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu nhà là một động lực nữa của thị trường. Tính đến tháng 9/2016, có hơn 80.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, 61.000 người giữ chức vụ giám đốc điều hành, nhà quản lý và chuyên gia. Mức lương trung bình mà một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam được trả là 103.000 USD/năm. Nếu tính tổng số người nước ngoài đăng ký tạm trú, con số này có thể lên tới hàng trăm nghìn người.
Không chỉ trông chờ vào vốn ngoại, động lực chính của thị trường bất động sản là nhu cầu nhà ở trong nước. Theo nghiên cứu của HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020. Giới trung lưu tăng nhanh, kéo theo nhu cầu nhà ở, giáo dục, y tế… để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, bất động sản đã có thêm nhiều sản phẩm mới để lựa chọn, như dòng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với cam kết sinh lời 8-10% từ chủ đầu tư hay đầu tư căn hộ để cho thuê đang là những trào lưu “hot" hiện nay.
Cùng với việc giải ngân gần hết quỹ tín dụng 30.000 tỷ, phân khúc nhà giá thấp đã bớt nhiệt. Thêm nữa, nhiều bê bối về chất lượng, dịch vụ, hạ tầng đã khiến nhiều người dân không còn tâm lý tham rẻ, mà hướng đến các chủ đầu tư uy tín, chọn lựa sản phẩm xứng với giá tiền. Phân khúc cao cấp, trung cấp được nhận định sẽ hưởng lợi nhờ trào lưu ưu tiên đầu tư cho chất lượng sống này.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
- Có nên mua nhà làm của để dành?
- Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc
- Ra mắt Trang thông tin điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Hơn 54 tỷ đồng đầu tư Công viên Thanh niên
- Bất động sản: Đón dòng tiền nước ngoài, kiều hối
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án bị cầm sổ đỏ
- Xem xét Dự án Công viên Thanh niên
- Thủ tướng chỉ thị lập kế hoạch sử dụng đất 2016- 2020
- Chuẩn bị 98 lô đất bố trí TĐC dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng
- Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại
- Hủy quyết định hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất
- Ai hưởng lợi khi bỏ giao dịch địa ốc qua sàn
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh nhất cả nước
- Thanh khoản thị trường bất động sản tăng gấp 3 lần
- Toàn cảnh Bảng giá đất năm 2015 của cả nước
- Tháo gỡ ách tắc trong mua bán chung cư
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại