-Trong phần đầu đã đưa ra 3 yếu tố liên quan đến tâm lý người mua ảnh hưởng đến giao dịch. Bài này sẽ giới thiệu tiếp đến độc giả 3 yếu tố còn lại để nắm bắt và vận dụng nghệ thuật tâm lý trong bất động sản.
4. Khách mua hàng thường có tâm lý thích là người ra quyết định
Đây cũng là tâm lý bình thường vì thực tế ngay cả trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn thích sự tự do, không thích sự ép buộc nên khi đi mua hàng chúng ta thích là người chủ động và đưa ra quyết định thay vì bị động trong tâm lý do người khác ép buộc.
Khi bán bất kỳ sản phẩm nào điều quan trọng là chúng ta cần sự kiên nhẫn, kiên trì giải thích mọi thắc mắc của khách hàng một cách tận tâm và trọn vẹn thay vì ép khách hàng. Có một số người sẽ hoài nghi về quan điểm này do hiện nay có khá nhiều Super Sales bán hàng bán số lượng nhiều với cách thức ép khách hàng bằng nhiều thủ thuật của nghề để thúc đẩy việc ra quyết định nhanh chóng của khách hàng. Nhưng việc này khiến khách hàng khi nhận ra điểm gì đó chưa thỏa đáng trên sản phẩm họ mua thì tâm lý “Cảm giác mua bị hớ” sẽ khiến khách hàng rút giữ chỗ, thậm chí bỏ cọc lúc nào không biết.
Tâm lý người mua ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của mỗi giao dịch BĐS |
Nguyên nhân bởi khi bước chân ra khỏi thế giới tư vấn của bạn, khách hàng vào thế giới của họ với hàng chục, hàng trăm tác động từ phía bên ngoài như họ hàng, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, thậm chí các nhà môi giới từ các ngôi nhà và dự án khác… khiến tâm lý khách hàng bị hoang mang và dần trở nên tiêu cực. Điều này cũng giống như việc mấy cô gái chàng trai hay nói về chuyện nên lấy người yêu mình hay lấy người mình yêu? Vậy bạn sẽ mua căn nhà bạn thích hay sống ở nơi căn nhà mà bạn cho rằng nó phù hợp mặc dù nó cũng chưa ưng ý bạn lắm.
Theo Kerry nếu chọn được căn nhà nào bạn vừa thích vừa đáp ứng được điều mà bạn cần tức là bạn đã chọn được căn nhà mơ ước. Chuyện bạn thích căn nhà đó hay không là do cách nói và phân tích có hồn của môi giới dành cho bạn.
5. Khách hàng có khuynh hướng ít tin tưởng vào người bán hàng và khó tin là sản phẩm của người bán hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích so với sản phẩm khác
Nguyên nhân là do những người bán hàng thường hay ca ngợi về sản phẩm của mình đang bán quá nhiều.
Cũng giống như các chú chim thu hút các nàng chim bằng bộ lông rực rỡ, các loài hoa khoe sắc để ong bướm bay về . Còn thực tế thì đâu phải ong bướm đều thích tất cả các loài hoa, các nàng chim đâu phải thích các chú chim đực cứ giang cánh là chinh phục được nàng chim và khách hàng đâu phải cứ nghe những lời mời gọi có cánh về sản phẩm là sẽ xuống tiền ngay.
Do đó, bạn cần hết sức cẩn thận khi nói về các sản phẩm khác đang bán trên thị trường (đối thủ cạnh tranh). Tốt nhất là không nên chê bai các sản phẩm khác mà hãy tập trung nhấn mạnh đến ưu điểm và đặc tính của sản phẩm chào bán để khách hàng thấy được sản phẩm mình bán có gì khác biệt và vượt trội hơn những sản phẩm cùng loại. Vi dụ như các sản phẩm của một tập đoàn “hàng đầu Việt Nam” đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện tại lúc nào cũng có một điểm nhấn là giá thuộc hàng cao nhất, vị trí tốt nhất, cao nhất, to nhất, lớn nhất… nhiều cái nhất để tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại.
6. Tại sao khách hàng từ chối mua sản phẩm của bạn đang bán?
Do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: khách hàng tính mua cho thuê nhưng khu vực dự án giá thuê quá thấp hoặc giá thuê chưa được như kỳ vọng, hoặc khách hàng có thể tính mua ở nhưng vị trí quá xa nhà khách hàng hiện tại và nơi đó không có bà con thân thích gì gần đó, nơi đó lại xa luôn nơi khách hàng làm việc thì khách hàng cũng không mua…
Do sản phẩm vượt quá khả năng chi trả của khách hàng. Giống như gói vay 30 ngàn tỉ nếu khách hàng không đủ điều kiện vay thì ngân hàng không giải ngân và lúc đó khách hàng sẽ không có tiền để mua nhà.
Do khách hàng cần có thời gian để xem xét, so sánh với các sản phẩm khác nên nếu khách hàng tới thăm dự án của bạn là dự án đầu tiên thì cơ hội chốt dự án hoặc căn nhà của bạn khá thấp, cho nên bạn nên đặt câu hỏi: Anh, chị đã đi coi dự án nào gần đây chưa? để xem bạn là người đầu tiên hay là người “cuối cùng”.
Do sản phẩm không thích hợp với khách hàng như kích cỡ, màu sắc, vật liệu, kiểu cách và khách hàng cho rằng sản phẩm này không xứng đáng với giá trị của nó. Điều này giống như việc khách hàng thích cửa sổ lớn thì cửa sổ quá nhỏ, nội thất cơ bản là hàng ngoại có tên tuổi, khách hàng thích phòng khách lớn, rồi có khách thích phòng ngủ lớn, bếp lớn… nói chung mỗi người một kiểu. Rồi khách hàng cho rằng giá ở đây cao quá hoặc nhìn không đẳng cấp so giá tiền hoặc nhìn nó rẻ tiền quá không xứng đáng với đẳng cấp, rồi dân cư nhìn thiếu văn minh quá, người ở vắng vẻ quá… nhiều vấn đề phàn nàn.
Cho nên bạn cần nghĩ nhiều đến ưu điểm của sản phầm, cần nhấn mạnh vào những điều đó và phải có khả năng trình bày mạch lạc, rõ ràng, hãy nghĩ đến hình ảnh mà khách hàng hài lòng sảng khoái vì lợi ích của sản phẩm mang lại, cảm xúc quý giá của người bán hàng thành công là cảm xúc của sự tự tin, cảm xúc đó góp phần gia tăng hiệu quả và thúc đẩy sự thành công đến gần hơn.
Chúc bạn sẽ trở thành 20% những người bán hàng xuất sắc!
Độc giả Kerry Le
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- 2 cách để xác nhận CMND khi chuyển sang Căn cước công dân
- Mua đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp Sổ đỏ?
- Cách mua bán đất khi chưa có Sổ đỏ
- Xây dựng phương án mở về đền bù, tái định cư
- Triển khai lập Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030
- Tin tổng hợp Đà Nẵng:
- Đã đến lúc phải tăng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân
- Những trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ
- Sau tất cả, chuyên gia tin đất Đà Nẵng sẽ tăng giá thêm 30-50%
- 5 trường hợp phải sang tên Sổ đỏ
- Đà Nẵng cảnh báo cho người dân về 'sổ đỏ' giả
- Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp Sổ đỏ
- Bán nhà mà không bán đất có được không?
- Toàn bộ người lao động sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7?
- Có được mượn cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ?
- Giấy tờ giả "hành" công chứng viên
- Thủ tục làm Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ
- Không được chứng thực chữ ký Giấy ủy quyền mua bán đất
- 4 trường hợp thu hồi Sổ đỏ mới nhất
- Khu vực đường Bạch Đằng: Cho phép dừng, đỗ phương tiện đón trả khách không quá 5 phút