Nếu cầu Sông Hàn được định danh là công trình lịch sử, đánh dấu bước ngoặc chuyển mình mạnh mẽ của Đà Nẵng khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thì công trình hầm qua sông Hàn nên được xem là điểm nhấn kiến trúc hiện đại vì tương lai, khẳng định một cách nhất quán khát vọng vươn lên của thành phố.
Với tầm nhìn dài hạn, cân nhắc đầy đủ các mặt thiệt hơn, lạc quan nhưng không chủ quan, cần có sự đồng thuận cao, xem đây là quyết định mang tầm vóc lịch sử trong quá trình phát triển của Đà Nẵng.
Nhận định như trên cũng đồng nghĩa rằng chúng ta một mặt biết suy ngẫm, đánh giá và trân trọng tất cả những gì thuộc về quá khứ, xem quá khứ là một phần động lực mạnh mẽ để nâng bước cho hôm nay và ngày mai.
Chính vì vậy, cầu Sông Hàn luôn là một trong những biểu tượng đáng quý của Đà Nẵng, không nên thay đổi, cũng như không cần thiết phải nâng cấp hoặc mở rộng theo một số ý kiến đề xuất. Cũng cần khẳng định và xác định rõ rằng không gian kiến trúc trên mặt nước sông Hàn, ít nhất từ cầu Thuận Phước cho đến cầu Trần Thị Lý, cần phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Vấn đề quan trọng hiện nay là cần lựa chọn phương án thiết kế và phương án đầu tư hầm qua sông Hàn sao cho thực sự hiệu quả, bảo đảm chất lượng vĩnh cửu, khai thác được công năng ở mức tối ưu, không chỉ trước mắt mà cho cả lâu dài.
Điều kiện tiên quyết đặt ra là đường hầm phải hội đủ khả năng kết nối với hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là phương tiện ngầm như metro (tàu điện ngầm). Cần xác định đây không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông lớn mà còn có sứ mệnh mang lại một diện mạo mới, một phong cách kiến trúc thực sự xứng tầm cho thành phố du lịch Đà Nẵng.
Tiền vốn không hẳn là tất cả, đó không phải là lý do chính để chần chừ, phương thức huy động vốn không nên dựa hẳn vào ngân sách, cần đa dạng mọi giải pháp khai thác các nguồn lực xã hội hóa, kể cả áp dụng thu phí đối với một số loại hình phương tiện giao thông khi cần thiết.
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong tiến trình phát triển thành phố Đà Nẵng từ 20 năm qua chính là làm sao chủ động tạo ra được sự gặp gỡ, đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân. Dư luận là một phần tất yếu của cuộc sống, tuy nhiên đôi khi dư luận chưa hẳn là đại diện của lòng dân, vì vậy cần biết gạn đục khơi trong.
Nhưng chắc chắn một điều rằng để tạo đồng thuận, cần có đối thoại công khai, bình đẳng, đồng thời dựa trên uy tín và bản lĩnh của những người được giao trọng trách là công bộc của nhân dân. Nhân dân là người tạo ra lịch sử và luôn biết cách phán xét lịch sử. Rất đơn giản nhưng rất sâu sắc, họ chỉ cần lời nói đi đôi với việc làm, làm thực sự đến nơi đến chốn, làm nhất quán từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Và trên tất cả, phải luôn vì đại cục, vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Nếu được phép có một cuộc trưng cầu dân ý, tin rằng đại đa số người dân Đà Nẵng sẽ chọn hầm qua sông Hàn.
TÂM DÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Tín hiệu tích cực từ gói 30.000 tỷ đồng
- Nội bán, ngoại mua trên thị trường bất động sản
- Bất động sản vẫn hút FDI
- Bất động sản Đà Nẵng: “Bung hàng” phân khúc giá rẻ
- Bất động sản "ấm" dần với phân khúc giá "bình dân"
- Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư trên địa bàn thành phố
- Hoàn thành cấp điện cho khu E2 mở rộng giai đoạn 1 và 2 trước ngày 15/9/2013
- Đà Nẵng: Thí điểm 6 khu phố chuyên doanh
- Chính sách thu nợ tiền sử dụng đất
- Bố trí 204 lô đất cho gia đình chính sách xây dựng nhà ở
- Khai trương Hạ tầng CNTT-TT thành phố Đà Nẵng
- Những điểm cần lưu ý khi mua bất động sản hiện nay
- Gói 30.000 tỷ: Tiền sẵn sàng, chỉ phụ thuộc hàng
- BĐS tốt hơn nhờ chính sách
- Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng: Hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng mục tiêu
- Xu hướng hợp tác "bó đũa" trong BĐS
- Xe ô tô chưa sang tên, đừng dại mang đi lưu hành
- Nhà giá rẻ - biết tìm đâu?
- Giá đất tái định cư tạ khu dân cư Bình Kỳ