Hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới...
Phối cảnh thiết kế hầm vượt sông Hàn.
Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa thống nhất sẽ cho triển khai dự án hầm vượt sông Hàn với tổng kinh phí đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng.
Theo đó, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết phương án làm hầm thẳng vượt sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4.700 tỷ đồng. Khoảng 210 hộ dân ở hai đầu nút vào hầm sẽ được đền bù giải tỏa để thi công dự án.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Việc làm hầm thẳng sẽ tốn kinh phí lớn hơn so với làm hầm cong vì kinh phí giải tỏa 210 hộ dân tại nút giao thông phía Tây sông Hàn. Nhưng làm hầm thẳng sẽ giải quyết căn cơ lâu dài cho kỹ thuật công trình và là điều kiện tối ưu nhất cho phương tiện lưu thông qua lại.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.
“Trong 5 năm qua, tốc độ phát triển phương tiện giao thông của thành phố đã tăng gấp đôi. Trong khi đó mật độ dân số, du khách trên địa bàn các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Tới đây phương tiện giao thông sẽ còn tăng lên nhiều. Do vậy, thành phố phải thảo luận việc làm hầm từ hôm nay thì 8 - 10 năm nữa hầm sẽ thể hiện rõ vai trò của mình, đáp ứng sự gia tăng dân số, du khách, phương tiện giao thông”, ông Thơ nói.
Theo đó, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết phương án làm hầm thẳng vượt sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4.700 tỷ đồng. Khoảng 210 hộ dân ở hai đầu nút vào hầm sẽ được đền bù giải tỏa để thi công dự án.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Việc làm hầm thẳng sẽ tốn kinh phí lớn hơn so với làm hầm cong vì kinh phí giải tỏa 210 hộ dân tại nút giao thông phía Tây sông Hàn. Nhưng làm hầm thẳng sẽ giải quyết căn cơ lâu dài cho kỹ thuật công trình và là điều kiện tối ưu nhất cho phương tiện lưu thông qua lại.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.
“Trong 5 năm qua, tốc độ phát triển phương tiện giao thông của thành phố đã tăng gấp đôi. Trong khi đó mật độ dân số, du khách trên địa bàn các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Tới đây phương tiện giao thông sẽ còn tăng lên nhiều. Do vậy, thành phố phải thảo luận việc làm hầm từ hôm nay thì 8 - 10 năm nữa hầm sẽ thể hiện rõ vai trò của mình, đáp ứng sự gia tăng dân số, du khách, phương tiện giao thông”, ông Thơ nói.
Theo Thời báo KInh tế VN
Các bản tin khác
- Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển
- Kỳ vọng những “cú hích” từ quy định mới
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực nút giao thông Hòa Nhơn
- Văn phòng công chứng bị trùng tên
- Lộ nhiều điểm mới trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)
- “Khai tử” Thông tư 16: Ai đền bù cho dân?
- “Ưu tiên hàng đầu năm nay là giảm lãi suất”
- Những nỗ lực ứng cứu bất động sản: Chuyển động ở thượng tầng!
- Lập di chúc
- Nâng cao tính chủ động của nữ doanh nhân
- Giá trị hợp đồng ủy quyền
- 30 chính sách mới có hiệu lực từ 1-3
- Thị trường BĐS đang quay lại mức giá 6 năm trước
- Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16
- Bỏ cách tính diện tích nhà gây thiệt thòi cho người dân
- Sửa đổi quy định về hợp đồng mua bán nhà chung cư
- Khánh thành cầu và đường vành đai phía Nam vào ngày 30-4
- Đề nghị tăng thời gian vay ưu đãi mua nhà ở xã hội
- Tiền đang chảy vào bất động sản