ĐNĐT - Ngày 24-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với Đại học Đà Nẵng và thăm, thị sát một trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin tại Làng Đại học Đà Nẵng. Ảnh: Chinhphu.vn |
Tham gia đoàn công tác có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Báo cáo tại buổi làm việc, GS.TS. Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết, mục tiêu đến năm 2020, ĐH Đà Nẵng phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục phát triển theo hướng ĐH nghiên cứu, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng hàng đầu của Việt Nam và đến năm 2025 trở thành ĐH nghiên cứu.
GS.TS. Trần Văn Nam kiến nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo và Chính phủ cho khởi động lại dự án Làng ĐH Đà Nẵng, thành lập các trường ĐH: Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng, Công nghệ Thông tin – Truyền thông, Việt – Anh…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) |
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng, cần đẩy mạnh tự chủ đại học. Thành phố có thể dành một phần đất thương mại để ĐH Đà Nẵng khai thác trong quá trình tự chủ, bù đắp cho nguồn vốn đầu tư phát triển. Thành phố chỉ lấy lại chi phí về giải phóng mặt bằng, còn lại cho ĐH Đà Nẵng khai thác giống như một doanh nghiệp để phát triển hoạt động.
Đồng thời, thành phố ủng hộ thành lập Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Công nghệ thông tin; bởi cần tập trung, sử dụng nguồn tài nguyên chung về công nghệ thông tin để tạo ra những đột phá, bứt phá, kết hợp với hệ thống giáo dục của các cấp học ngay từ ban đầu. Thành phố sẽ tạo điều kiện về đất đai, thậm chí bằng cả nguồn ngân sách địa phương để thành lập Trường Đại học Việt – Anh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tự chủ đại học không đồng nghĩa với việc không có ngân sách Nhà nước mà sẽ làm có lộ trình và cắt giảm dần nguồn kinh phí từ ngân sách.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu thực hành của Trường Đại học Bách khoa. |
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và đặc biệt biểu dương ĐH Đà Nẵng đã đi đúng hướng, trở thành một trong ba trung tâm giáo dục của của nước.
Thủ tướng đề nghị ĐH Đà Nẵng nâng tầm địa phương, tầm quốc gia, tầm khu vực và quốc tế đối với trường để trở thành môi trường giáo dục tiên tiến.
"Đại học Đà Nẵng cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo không phải chỉ quốc gia và khu vực, mà cả lĩnh vực tự chủ đại học để đóng góp vào sự chuyển mình, nâng cao chất lượng giáo dục", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
Theo Thủ tướng, không chỉ riêng ĐH Đà Nẵng tự chủ mà các trường thành viên cũng thực hiện các bước tự chủ. Đồng thời, Thủ tướng cho rằng phải xây dựng ĐH Đà Nẵng thành một đô thị đại học để tập trung nguồn lực phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số khuyết điểm, hạn chế mà ĐH Đà Nẵng cần phải thay đổi; cụ thể như một số trường ĐH chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học lớn, có giá trị lớn gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Hiệu quả xã hội mang lại từ các nghiên cứu còn ít, hệ thống cơ sở vật chất còn manh mún, trường lớp, thư viện chậm được hoàn thiện hiện đại….
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm việc “treo” dự án Làng ĐH Đà Nẵng suốt 20 năm qua. Thủ tướng đồng ý đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn đối với Làng ĐH Đà Nẵng trong phát triển mà trước hết là tập trung vào giải phóng mặt bằng để ĐH Đà Nẵng trở thành đô thị đại học, trường ĐH trọng điểm của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Được biết, Dự án Làng đại học được triển khai từ năm 1997, trên tổng diện tích gần 300 ha. Trong đó, gần 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) và 110 ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
Sau gần 20 năm triển khai, đến nay mới có một số công trình được xây dựng như Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, còn nhiều diện tích của dự án vẫn “treo”, ảnh hưởng đến sự phát triển của ĐH Đà Nẵng cũng như đời sống người dân trong vùng.
Tin và ảnh: PHƯƠNG TRÀ
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai