*Chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Báo Đà Nẵng số ra ngày 3-5-2017 đăng bài “Nợ tiền đất quá hạn tăng cao” phản ánh nỗi lo của nhiều hộ dân còn nợ tiền đất tái định cư (TĐC) đã hết thời hạn ghi nợ vì số tiền nợ tăng mạnh so với cuối năm 2016, được dư luận và bạn đọc quan tâm. Xung quanh vấn đề nợ tiền đất quá hạn tăng cao, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Miên cho biết, từ đề nghị của Đà Nẵng, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vì vượt thẩm quyền của Bộ và đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về giãn nợ tiền đất TĐC cho các hộ ghi nợ đã quá hạn.
Ở các khu tái định cư, nhiều hộ dân đang rất lo lắng với sốn tiền nợ đất tái định cư tăng cao khi tính theo giá đất hiện hành. (Ảnh mang tính minh họa) |
Nợ tiền đất tái định cư lên đến 1.950 tỷ đồng
Theo báo cáo kèm theo Công văn số 9543/UBND-KT1 của UBND thành phố Đà Nẵng gửi Bộ Tài chính ngày 22-11-2016 về tình hình ghi nợ và thu nợ tiền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân được bố trí TĐC, có tổng cộng 11.636 hộ ghi nợ với số tiền gốc 1.642 tỷ đồng (quy ra vàng là 686.692 chỉ) và tiền lãi 496 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31-10-2016, có 833 hộ trả nợ với số tiền gốc 179,1 tỷ đồng (số vàng là 9.928 chỉ) và 6,48 tỷ đồng tiền lãi. Còn lại, có 10.803 hộ nợ tiền đất TĐC với số tiền gốc 1.463 tỷ đồng (số vàng là 676.764 chỉ) và tiền lãi 489,5 tỷ đồng. Trong đó, 5.044/5.151 hộ ghi nợ trước ngày 1-7-2007 vẫn nợ tiền đất TĐC với số tiền gốc 535,1 tỷ đồng và lãi 345,6 tỷ đồng; 2.008/2.120 hộ ghi nợ từ ngày 1-7-2007 đến 14-6-2011 còn nợ số tiền gốc là 290 tỷ đồng (số vàng là 242.661 chỉ) và lãi 143,9 tỷ đồng; có 3.751/4.355 hộ ghi nợ sau ngày 14-6-2011 còn nợ số tiền gốc 638,2 tỷ đồng.
Người dân trả nợ tiền đất TĐC rất chậm, số hộ đã trả nợ chỉ chiếm 7,16% tổng số hộ ghi nợ. Trong đó, mới có 117/5.161 hộ ghi nợ trước ngày 1-7-2007 đã trả nợ với tổng số tiền gốc và lãi 22,4/903 tỷ đồng; cũng chỉ có 112/2.120 hộ ghi nợ từ ngày 1-7-2007 đến 14-6-2011 đã trả nợ với tổng số tiền gốc và lãi 20,6/454 tỷ đồng...
Căn cứ báo cáo thống kê nói trên, có thể ước tính khoảng 5.000 hộ ghi nợ tiền đất TĐC đã quá hạn ghi nợ hoặc chỉ còn 1-2 tháng nữa là hết hạn ghi nợ. Những trường hợp đã quá hạn nợ, số tiền trả nợ được tính theo giá đất quy định hiện hành. Đây thực sự là gánh nặng đối với các hộ dân mua đất TĐC, nhất là các hộ giải tỏa, bởi so với tính theo giá vàng 98%, số tiền trả nợ tính theo giá đất năm 2017 tăng thêm rất nhiều.
Tiền nợ đất tái định cư cao chót vót vì áp giá đất hiện hành khiến nhiều hộ dân đang đứng ngồi không yên. (Ảnh mang tính minh họa) Ảnh: HOÀNG HIỆP |
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng
Để tháo gỡ các vướng mắc và khuyến khích người dân trả nợ tiền đất TĐC, ngày 25-5-2016, tại Thông báo số 112/TB-VP, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thống nhất: Đối với trường hợp ghi nợ trước ngày 1-3-2011 và các trường hợp ghi nợ sau ngày 1-3-2011 đã quá hạn, sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét cho gia hạn việc thu nợ tiền đất TĐC theo Quyết định số 5194/QĐ-UBND ngày 29-7-2013 của UBND thành phố (thu đúng số nợ cũ, gồm gốc và lãi) đến hết ngày 1-3-2017.
Từ ngày 1-3-2017 trở đi, tính chậm nộp trong vòng 2 năm. Nếu quá thời hạn nói trên, thực hiện thu theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Về mức chậm nộp, thành phố xin ý kiến Bộ Tài chính mức hỗ trợ phù hợp cho đối tượng giải tỏa bố trí TĐC khoảng 5%/năm (tương đương mức vay hỗ trợ mua nhà của gói 30.000 tỷ đồng).
Tháng 9-2016, nhằm khuyến khích trả nợ sớm đất TĐC và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trả nợ, UBND thành phố có Công văn số 7473/UBND-KT1 xin ý kiến của Bộ Tài chính về chính sách thu nợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp TĐC. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, UBND thành phố đã giao Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cung cấp thêm số liệu và bổ sung thông tin cho Bộ Tài chính về tình hình thu nợ tiền đất TĐC.
Trao đổi với Báo Đà Nẵng ngày 9-5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Miên cho biết, các hộ giải tỏa được quyền nợ tiền đất TĐC trong thời gian theo luật định (hiện nay là 5 năm), nên số lượng hộ nợ đất TĐC qua thống kê nói trên là theo lũy kế. Số lượng các hộ ghi nợ quá hạn cũng thay đổi theo ngày, theo tháng.
Theo Luật Đất đai năm 2013, đặc biệt là theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ (quy định tại Điều 16 của Nghị định).
“Nhiều hộ giải tỏa nói chung có hoàn cảnh khó khăn, nên từ tháng 9-2016 và tiếp đó là tháng 11-2016, thành phố xin ý kiến của Bộ Tài chính về đề nghị giãn nợ cho các hộ đã quá hạn ghi nợ tiền đất TĐC. Thành phố đôn đốc đề nghị này và cách đây hơn 1 tháng, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin chủ trương vì vượt quá thẩm quyền quyết định của Bộ này. Thành phố đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thu nợ tiền đất TĐC để thực hiện”, Phó Chủ tịch Trần Văn Miên cho biết.
Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Ngân hàng kiểm chặt dòng vốn, doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" mới?
- Đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ mang một diện mạo khác
- Xây dựng An Thượng thành phố du lịch xuyên đêm
- Đà Nẵng đang bức bách về sân bay, bến cảng
- "Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời"
- Đà Nẵng chi gần 15 tỷ đồng để phát triển du lịch năm 2018
- Bùng nổ căn hộ chia sẻ tại châu Á
- Bất động sản Đà Nẵng: Hình thành hai thái cực "nóng - lạnh"
- Ô tô nhập khẩu thuế 0% về Việt Nam: Giá xe giảm ngay 200 triệu
- Sun World Ba Na Hills tri ân người dân địa phương bằng chương trình đặc biệt
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2018
- Cơ hội đầu tư phát triển kinh tế Đà Nẵng sau APEC
- Thị trường bất động sản nóng ngay sau Tết
- Hàng loạt chính sách mới tác động đến bất động sản năm 2018
- Triển khai thi công 2 dự án trọng điểm tại Q. Cẩm Lệ
- Các công trình trọng điểm: Đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm
- Bất động sản kỳ vọng lập kỷ lục mới về thu hút FDI
- Bức tranh bất động sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2018
- Một năm bất động sản sôi động, hứa hẹn 2018 tiếp tục thành công
- Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản