Trao đổi với Tòa soạn, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho biết, việc đề xuất thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở ngân hàng nước ngoài có những mặt được và mặt chưa được. Quan trọng nhất là hiện nhu cầu thế chấp ở ngân hàng nước ngoài chưa cao và quyền sử dụng đất liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Ảnh minh họa
Theo ông Lực, cái lợi của việc thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài là người đi vay có thêm nguồn tài sản thế chấp chấp với điều kiện pháp lý sạch, hồ sơ sạch. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện trả nợ, đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lực cũng lăn tăn việc nếu trường hợp bên đi vay thế chấp không trả được nợ sẽ tịch thu tịch biên. Lúc bấy giờ liên quan đến quyền sở hữu, tính chất cả quốc gia.
“Cái này gắn với câu chuyện sở hữu đất đai ở Việt Nam mình hay không? Hiện nay cho phép sở hữu nhà 50 năm còn đất thì chưa. Đề xuất phải phù hợp với luật pháp. Tài sản trên đất không có vấn đề gì, đất đai phải xem lại luật pháp có cho phép hay không? Đề nghị thì đề nghị nhưng nhu cầu không phải quá lớn”, ông Lực nói.
Ngoài ra, ông Lực cho rằng, liên quan đến Thủ tục cho vay, ngân hàng nước ngoài sẽ phức tạp hơn ngân hàng trong nước vì phải dịch thuật công chứng. Hiện, nhu cầu vay ngân hàng nước ngoài không quá bức xúc. Trong khi đó, Lãi suất trong nước có vẻ như rẻ hơn nước ngoài. Dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam dường như rất rủi ro, cho nên họ đánh trực tiếp phân khúc việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, một số khác là người dân Việt Nam.
Câu chuyện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nước ngoài là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 17/5. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải là lần đầu tiên Hiệp hội đề xuất như vậy.
Cách đây 5 năm, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn cấp bách và khai thông thị trường bất động sản, trong đó có kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản tại ngân hàng nước ngoài. Thời điểm này, thị trường bất động sản trên cả nước đang 'đóng băng'. Tuy nhiên, kiến nghị của Hiệp hội cũng không được giải quyết vì liên quan đến luật và chủ quyền quốc gia.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, đề xuất của Hiệp hội bất động sản TP.HCM là thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Điều này chưa được phép vì luật không cho phép và có nhiều điểm nhạy cảm phải nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn vay thế chấp tại ngân hàng nước ngoài hoạt động trong nước.
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills