Kịch bản gom cả trăm hecta đất dàn dựng rất công phu.
Khu đất lúa đã chuyển mục đích được san lấp định làm công xưởng của ông Zhong. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Chiều 20-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Đạt, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, cho biết đã có báo cáo ban đầu cho Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận. Theo ông Đạt, huyện sẽ tiếp tục làm rõ nguồn gốc đất gần 60 ha tại xã Hàm Chính đối với năm hộ dân ở xã Hàm Đức. Nếu phát hiện UBND xã Hàm Chính và Phòng TN&MT đề nghị UBND huyện cấp giấy đỏ cho năm hộ trên vào các năm 2005, 2006 không đúng quy định, huyện sẽ thu hồi toàn bộ diện tích trên. Nếu phát hiện có cán bộ nào vi phạm trong việc này sẽ xử lý nghiêm.
Mua đất và nhờ người đứng tên
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận đang phối hợp với các ban, ngành để làm rõ việc gom đất tại hai xã Hàm Chính và Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc).
Bước đầu xác định tháng 12-2011, ông Thạnh lập hợp đồng chuyển nhượng 1,4 ha đất lúa tại xã Hàm Đức cho ông Zhong với giá 2,3 tỉ đồng. Hợp đồng này chỉ viết tay, có hai người làm chứng (một phiên dịch và một luật sư người Việt của ông Zhong). Sau đó, số đất trên được chuyển sang mục đích đất kinh doanh (hơn 8.500 m2), ông Zhong yêu cầu ông Thạnh tiếp tục lập một hợp đồng chuyển nhượng gần 6.000 m2 sang cho ông. Hợp đồng này được công chứng. Theo tường trình của ông Thạnh, sau đó ông Thạnh tiếp tục thực hiện một hợp đồng khác là chuyển từ tên ông Zhong sang Công ty TNHH Nguyên Long Sơn. Kịch bản sẽ trót lọt nếu như không sớm bị phát hiện.
Trong phi vụ chuyển nhượng 160 ha đất tại xã Hàm Chính, ông Zhong đã nhờ bốn người Việt Nam đứng tên giúp mình (công an đã xác định danh tính). Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho bốn người Việt đứng tên trên danh nghĩa này cũng do ông Thạnh thực hiện nhằm giúp ông Zhong “sở hữu” đất trái phép tại Việt Nam.
Ông Zhong cho rằng mình không hiểu pháp luật Việt Nam nhưng thực tế trong các giao dịch ông đều có luật sư tư vấn và phiên dịch bên cạnh. Tuy nhiên, ý định “sở hữu” đất qua việc mua bán lòng vòng, nhờ người đứng tên rồi chuyển cho công ty của ông đã bị phát hiện.
Kiểm tra thương lái nước ngoài mua nông sản
Chủ tịch tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, quản lý tình hình thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh, hiện một số thương nhân nước ngoài (hầu hết là người Trung Quốc) đến các phường Thanh Hải, Mũi Né, TP Phan Thiết thu mua cá cơm và nợ tiền của các cá nhân, doanh nghiệp tại đây nhưng đến nay chưa thanh toán; việc mua bán giữa hai bên không có hóa đơn, chứng từ nên các cá nhân, doanh nghiệp địa phương không thể khởi kiện. Tỉnh giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan tăng cường quản lý với các thương nhân nước ngoài mua bán, xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh, nhất là sản phẩm cá cơm; tuyên truyền cho bà con lập hợp đồng khi mua bán, đề phòng việc lừa đảo. Các cơ quan kiên quyết xử lý các trường hợp mua bán không có hóa đơn, hợp đồng; quản lý chặt việc lưu trú và hộ tịch của các thương lái người nước ngoài đến tạm trú, kinh doanh mua bán tại địa phương… |
PHƯƠNG NAM
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Phải nộp thuế khi uỷ quyền giao dịch bất động sản
- Thị trường đất nền Đà Nẵng tăng nhiệt
- Đà Nẵng: Đất nền vùng ven tăng giá
- Đà Nẵng: Đổ xô ra vùng ven mua đất
- Kênh huy động vốn mới cho bất động sản
- Muốn công chứng bán xe, phải mang xe đến?
- Nghịch lý thị trường bất động sản ở Đà Nẵng
- Thắt chặt tín dụng với thị trường bất động sản: Người dân có nhiều cơ hội mua nhà hơn
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại
- Thị trường bất động sản chờ đợi gì ở năm Tân Mão?
- Thị trường bất động sản năm 2010: Không nóng ảo!
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2011
- Chính sách mới về giảm nợ và thu nợ tiền sử dụng đất quy ra vàng
- Giá đất tại Đà Nẵng năm 2011: Cao nhất 35,28 triệu đồng/m2
- Thành lập Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng Vẫn phân biệt đối xử công - tư
- Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ
- Giá đất sốt từng ngày
- Đà Nẵng: Đất đô thị có mức giá cao nhất 25,2 triệu đồng/m2