Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Vợ chồng tôi đang có ý định mua nhà để ở. Chúng tôi đã đi xem nhà thực tế và muốn mua 1 căn, nhưng căn này chưa có sổ đỏ, chủ nhà muốn tôi đặt cọc trước 150 triệu và họ hứa sẽ làm sổ đỏ.
Đến tháng 12/2018 họ mới làm thủ tục cấp sổ đỏ và bàn giao lại nhà cho tôi sau khi thanh toán nốt số tiền 450 triệu đồng (Lý do đầu năm sau họ mới được tuổi để xây nhà mới và phải cuối năm 2018 ngôi nhà mới hoàn thành). Xin hỏi luật sư, việc đặt cọc trước như vậy có rủi ro gì không ? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
nguyenthianh89hy@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Thứ nhất: Điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước tiên, để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện luật định. Cụ thể, căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Căn cứ theo quy định trên, mảnh đất mà bạn định mua chưa có điều kiện về có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.
Thứ hai : Quy định về đặt cọc
Sau khi bên bán có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc đó bạn mới nên đặt cọc tiền theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 :
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trường hợp của bạn, hợp đồng đặt cọc nên lập thành văn bản, có chữ ký và người làm chứng. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đức An
Các bản tin khác
- Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển
- Kỳ vọng những “cú hích” từ quy định mới
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực nút giao thông Hòa Nhơn
- Văn phòng công chứng bị trùng tên
- Lộ nhiều điểm mới trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)
- “Khai tử” Thông tư 16: Ai đền bù cho dân?
- “Ưu tiên hàng đầu năm nay là giảm lãi suất”
- Những nỗ lực ứng cứu bất động sản: Chuyển động ở thượng tầng!
- Lập di chúc
- Nâng cao tính chủ động của nữ doanh nhân
- Giá trị hợp đồng ủy quyền
- 30 chính sách mới có hiệu lực từ 1-3
- Thị trường BĐS đang quay lại mức giá 6 năm trước
- Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16
- Bỏ cách tính diện tích nhà gây thiệt thòi cho người dân
- Sửa đổi quy định về hợp đồng mua bán nhà chung cư
- Khánh thành cầu và đường vành đai phía Nam vào ngày 30-4
- Đề nghị tăng thời gian vay ưu đãi mua nhà ở xã hội
- Tiền đang chảy vào bất động sản