Lo ngại ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư và thị trường bị nhiễu sau động thái hạ giá bán nhiều chung cư, một số doanh nghiệp đề xuất cần có chế tài chống hành vi bán phá giá.
Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành bất động sản khu vực Hà Nội tổ chức ngày 25/10, Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho hay, doanh nghiệp địa ốc đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Nhiều đơn vị không đủ kiên trì chờ thị trường khởi sắc đã tìm mọi cách thoát khỏi cuộc chơi bằng cách phá giá thị trường bất động sản. Điều này đã khiến thị trường tiếp tục trầm lắng do tâm lý người mua ở trạng thái chờ đợi. "Người dân cho rằng, một đơn vị bán phá giá sẽ có 2-3 ông hạ giá theo", ông Phong nói.
Vừa qua, chung cư Đại Thanh gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 10 triệu đồng. Sau cơn sốt Đại Thanh, hàng loạt doanh nghiệp cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu.
Lãnh đạo Vinaconex cho rằng cần có chế tài đối với hành vi bán phá giá địa ốc. Ảnh: Hoàng Lan |
Theo ông Phong, việc bán giá sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt chủ đầu tư khác. Ngoài ra, trong khi nhà thu nhập thấp còn đang ở bối cảnh khó khăn, không có vốn thì việc phá giá của một số chủ đầu tư sẽ bồi thêm cú đòn đau vào phân khúc nhà ở cho người nghèo. Lãnh đạo Vinaconex phân tích, sau khi hạ giá, một số căn hộ còn bán giá thấp hơn cả nhà thu nhập thấp sẽ gây sự so sánh cho người dân.
"Khi nhà xã hội còn đắt hơn cả nhà ở thương mại, người dân sẽ so sánh. Họ sẽ có tâm lý chờ đợi để mua nhà thu nhập thấp, tôi gì mua nhà ở xã hội", lãnh đạo đơn vị đi tiên phong trong phân khúc nhà thu nhập thấp lo ngại.
Bởi vậy, theo ông Phong, vấn đề cấp bách là Bộ Xây dựng phải đưa ra chính sách chống bán phá giá. "Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến doanh nghệp khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ", ông Phong nói.
Trước đó, tại buổi tọa đàm triển vọng thị trường bất động sản năm 2013 ngày 23/10 ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP - Invest) cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi một số đơn vị tung ra giá bán căn hộ khoảng 10 triệu đồng mỗi m2. Với kinh nghiệm 40 năm trong nghề bất động sản, ông Hiệp khẳng định khi định giá địa ốc, các doanh nghiệp phải "nhìn nhau" và thường chỉ được lãi khoảng 10-12%. Bản thân ông rất "bất bình" với những nhận định giá căn hộ 10 triệu đồng mỗi m2 mới là giá trị thực.
"Đơn cử, suất đầu tư xây dựng mỗi m2 trung bình khoảng 8-8,5 triệu đồng mỗi m2, chưa kể giá đất 20-25% và phí bôi trơn. Thực ra cách này hay cách khác có thể làm được giá thành thấp những cần phải lưu ý đến chất lượng nữa", ông Hiệp nói.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho hay, Thành phố đang kiểm tra những dự án bán phá thấp. "Thành phố sẽ kiểm tra những dự án phá giá đó có bán thật như vậy không hay chỉ đưa thông tin gây xáo trộn thị trường. Chúng tôi sẽ xem giá cả như vậy có hợp lý không và họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất chưa", ông Sửu khẳng định.
Hoàng Lan
Theo Vnexpress.net
Các bản tin khác
- Gói 30.000 tỷ lại gây sóng gió
- Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển
- Kỳ vọng những “cú hích” từ quy định mới
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực nút giao thông Hòa Nhơn
- Văn phòng công chứng bị trùng tên
- Lộ nhiều điểm mới trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)
- “Khai tử” Thông tư 16: Ai đền bù cho dân?
- “Ưu tiên hàng đầu năm nay là giảm lãi suất”
- Những nỗ lực ứng cứu bất động sản: Chuyển động ở thượng tầng!
- Lập di chúc
- Nâng cao tính chủ động của nữ doanh nhân
- Giá trị hợp đồng ủy quyền
- 30 chính sách mới có hiệu lực từ 1-3
- Thị trường BĐS đang quay lại mức giá 6 năm trước
- Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16
- Bỏ cách tính diện tích nhà gây thiệt thòi cho người dân
- Sửa đổi quy định về hợp đồng mua bán nhà chung cư
- Khánh thành cầu và đường vành đai phía Nam vào ngày 30-4
- Đề nghị tăng thời gian vay ưu đãi mua nhà ở xã hội