Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ khác. Lưu ý nên lập vi bằng trong các trường hợp sau để làm chứng cứ khi cần.
17 trường hợp nên lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Điều 25 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).
Theo đó, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:
Stt |
Nội dung |
1 |
Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà |
2 |
Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê |
3 |
Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm |
4 |
Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình |
5 |
Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật |
6 |
Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế |
7 |
Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông |
8 |
Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình |
9 |
Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu |
10 |
Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp |
11 |
Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra |
12 |
Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng |
13 |
Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh |
14 |
Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại |
15 |
Xác nhận mức độ ô nhiễm |
16 |
Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện |
17 |
Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… |
Giá trị pháp lý của vi bằng
17 trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ (Ảnh minh họa)
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp, có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…
Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Lưu ý,
- Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực;
- Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…
Các bản tin khác
- Dừng dự án "Hải đăng" trên sông Hàn
- Mô hình chợ đêm sông Hàn: Giải bài toán thiếu sản phẩm du lịch đêm
- Triển khai Luật Công chứng 2014: Lúng túng phí chứng nhận bản dịch
- Giao dịch căn hộ vượt mốc 10.000 căn sau nhiều năm
- Luật Công chứng 2014: Công chứng được chứng nhận bản dịch
- Tăng khung giá đất gấp đôi, giá nhà 2015 có tăng?
- Cơ hội mới cho thị trường bất động sản (05/01/2015)
- 2015-Năm khởi sắc của doanh nghiệp (03/01/2015)
- Có được ra nước ngoài công chứng?
- Thị trường bất động sản khởi đầu vòng quay mới
- Phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2014 của ngành Tư pháp
- Đà Nẵng 2014: 10 sự kiện tiêu biểu
- Ban Tuyên giáo Đảng ủy phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm “Ngành Tư pháp thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Nhìn lại những sự kiện bất động sản nổi bật năm 2014
- Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2015 là 5%
- Bất động sản 2015 đặt cược vào đòn bẩy chính sách
- Chủ đầu tư phải làm sổ đỏ trong vòng 1 tháng
- Thêm công trình tô điểm sông Hàn
- Làn sóng bất động sản đua săn dòng tiền cuối năm
- Xây Trung tâm hội nghị quốc tế bên vịnh Đà Nẵng