Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ khác. Lưu ý nên lập vi bằng trong các trường hợp sau để làm chứng cứ khi cần.
17 trường hợp nên lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Điều 25 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).
Theo đó, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:
Stt |
Nội dung |
1 |
Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà |
2 |
Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê |
3 |
Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm |
4 |
Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình |
5 |
Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật |
6 |
Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế |
7 |
Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông |
8 |
Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình |
9 |
Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu |
10 |
Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp |
11 |
Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra |
12 |
Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng |
13 |
Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh |
14 |
Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại |
15 |
Xác nhận mức độ ô nhiễm |
16 |
Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện |
17 |
Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… |
Giá trị pháp lý của vi bằng
17 trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ (Ảnh minh họa)
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp, có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…
Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Lưu ý,
- Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực;
- Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…
Các bản tin khác
- Mua nhà xong, sao lại đóng thêm phí?
- Phát triển nhà ở và bất động sản - kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) Bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi người mua nhà
- Nhà mua từ gói 30.000 tỷ đồng, có được phép bán?
- Ngày 25-12, khai trương phố chuyên doanh Lê Duẩn
- Phát triển quận Hải Châu thành đô thị kiểu mẫu hiện đại
- Khung giá “đất vàng” Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
- Nhiều loại ôtô được giảm thuế từ 2015
- Đề xuất thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sẽ có phố đêm sông Hàn
- Luật nhà ở sửa đổi làm nức lòng giới chuyên gia BĐS
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020
- Đà Nẵng là điểm đến mới thu hút nhất thế giới
- Xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn ao
- Bung hàng đón người nước ngoài mua nhà
- Hơn 500 điểm khuyến mãi phục vụ người dân
- Lo ngại giá đất tăng
- Đà Nẵng: Thị trường bất động sản nội đô sôi động
- Quy định quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
- M&A giúp thị trường BĐS phát triển ổn định