(ĐNĐT) - UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương để Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) liên hệ trực tiếp các hộ tái định cư còn nợ tiền sử dụng đất để hỗ trợ các hộ này vay vốn ngân hàng trả nợ. Ai sẽ được vay vốn, lãi suất cũng như cách thức trả nợ ngân hàng như thế nào? Đà Nẵng Điện tử trao đổi với ông Lê Văn Minh, Giám đốc Chi nhánh SeABank Đà Nẵng, chung quanh vấn đề này.
Khách hàng đến giao dịch tai SeABank Đà Nẵng |
* Nhiều người dân cho rằng, nợ tiền đất Nhà nước cũng phải trả lãi mà vay ngân hàng cũng phải trả lãi nên nhiều người không mặn mà vay vốn ngân hàng. Vậy theo ông, vay vốn ngân hàng để trả nợ cho Nhà nước, người dân sẽ có lợi gì?
- Cần hiểu rằng, các hộ gia đình đã nợ Nhà nước thì trước sau gì cũng phải có nghĩa vụ trả nợ. Nếu không có kế hoạch tiết kiệm tích lũy hàng tháng hoặc vay trả góp hàng tháng, các hộ gia đình sẽ chịu áp lực rất lớn khi đến hạn phải trả nợ một lần toàn bộ số nợ gốc và lãi phát sinh trong suốt thời gian chậm trả nợ nhà nước.
Thực tế, chúng tôi đã triển khai thí điểm tại hai khu tái định cư An Hải Bắc 85 và Nam cầu Trần Thị Lý. Chỉ trong 3 ngày thực hiện, kết quả đã có 132 hộ quan tâm muốn vay vốn, trong đó dự kiến có đến 66 hộ gia đình hội đủ điều kiện được vay. Mục đích chung của các hộ gia đình này là muốn trả nợ dứt điểm cho Nhà nước để có sổ. Các gia đình này đều muốn chủ động có kế hoạch tích lũy trả góp hàng tháng thay vì sẽ bị động khi đến hạn trả nợ.
* Hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn rất nhiều hộ dân tái định cư nợ tiền sử dụng đất Nhà nước. Nếu ai cũng đủ điều kiện vay vốn, liệu SeABank có đáp ứng được nguồn vốn hay không?
- Với tiềm lực tài chính vững mạnh, thanh khoản dồi dào và dư địa tín dụng còn rất lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu các hộ gia đình có đủ điều kiện tiếp cận chương trình hỗ trợ các hộ tái định cư vay tiền để thanh toán nợ tiền sử dụng đất cho nhà nước.
Trọng Hùng (thực hiện)
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Phải đổi cách xác định giá đất khi giải tỏa
- Tranh quyền thừa kế khối tài sản nghìn tỷ đồng
- Đi tìm giá thực của BĐS
- HÔM NAY, BẮT ĐẦU SIẾT CHẶT CHO VAY TIỀN MẶT
- 120.000 tỷ đồng đầu tư công giúp 'giải hạn' cho địa ốc
- NGÂN HÀNG MỞ “VAN TÍN DỤNG” CHO BẤT ĐỘNG SẢN
- Bất động sản ở Đà Nẵng - Ảm đạm đất nền, khởi sắc đô thị xanh
- Địa ốc nhấp nhổm bung hàng ăn theo lãi suất
- SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
- Giá BĐS giảm trên diện rộng: Mua hay chờ?
- Nhà đất chờ đợt “sóng” mới
- Đà Nẵng tôn vinh 16 nữ doanh nhân
- Vợ chồng lập di chúc chung, nhiều rắc rối
- Đà Nẵng: Nhiều định hướng quan trọng về phát triển hạ tầng giao thông và đô thị đến năm 2020
- Hoàn tiền cho người đóng trước bạ nhà, đất giá cao
- Trước năm 2015, hoàn thành xây dựng cảng Sơn Trà, nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch
- Khổ vì hạn mức đất
- Kích cầu, bất động sản chưa hồi phục
- Cần công khai thông tin để hạn chế rủi ro
- Đà Nẵng: Ban hành nhiều quy định mới về giá đất tái định cư