(Cadn.com.vn) - Sau khi Báo Công an TP Đà Nẵng đăng thông tin về việc UBND TP Đà Nẵng đồng ý cho Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) – Chi nhánh Đà Nẵng triển khai Chương trình vay vốn tái định cư (TĐC) đối với các hộ dân TĐC để trả nợ tiền sử dụng đất (SDĐ) cho Nhà nước, chúng tôi nhận được nhiều điện thoại, thư từ hỏi nhiều vấn đề như: người vay được lợi gì, điều kiện vay như thế nào, số tiền vay bao nhiêu, lãi suất ra sao, ...
Để bạn đọc rõ hơn các vấn đề này, PV Báo Công an TP Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Minh - Giám đốc SeABank Đà Nẵng.
P.V: Người dân được lợi gì khi vay từ chương trình này, thưa ông?
Ông Lê Văn Minh: Nhà đất là tài sản quý, không chỉ để ở mà còn phục vụ nhiều mục đích. Đơn cử, khi có giấy tờ hợp pháp về nhà đất (gọi tắt là sổ đỏ - P.V), người dân dễ dàng thực hiện các quyền như: thừa kế, cho tặng con cái, người thân; cho thuê có công chứng; cầm cố, thế chấp; chuyển nhượng mà không bị ép giá như bán phiếu đất. Vì vậy, việc sớm trả nợ tiền SDĐ cho Nhà nước để có sổ đỏ sẽ giúp người dân phòng ngừa nhiều rủi ro do không trả được nợ khi đến hạn, rủi ro về tăng giá, rủi ro về thừa kế,... Nợ Nhà nước đến lúc cũng phải trả, nếu trả sớm người dân còn được hưởng các chính sách ưu đãi của UBND TP (giảm 10% theo từng đối tượng thuộc QĐ 4931). Nếu người dân có kế hoạch vay vốn trả góp hằng tháng hoặc chọn giải pháp gửi Tiết kiệm An cư sẽ dễ dàng trả được nợ.
P.V: SeABank Đà Nẵng có cho vay đối với trường hợp mua lại phiếu đất TĐC?
Ông Lê Văn Minh: Trường hợp nói trên rất rủi ro cho người mua phiếu đất TĐC nếu người chủ đầu tiên của phiếu đất đã mất hoặc thiếu thiện chí. Trong trường hợp này cần tìm lại người chủ đầu tiên để hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định của Nhà nước. SeABank Đà Nẵng sẽ hỗ trợ vốn vay cho cả trường hợp này.
P.V: Điều kiện để được vay như thế nào?
Ông Lê Văn Minh: Những hộ được vay vốn cần đảm bảo có thu nhập ổn định thường xuyên hoặc có phương án kinh doanh khả thi có thể tạo ra thu nhập ổn định thường xuyên để trả góp hằng tháng. Thực hiện chương trình vay vốn TĐC, chúng tôi sẽ cử cán bộ trực tiếp đến từng hộ gia đình, tư vấn các lợi ích của chương trình và gửi danh mục hồ sơ hỗ trợ vay vốn. Đặc biệt, đối với những khoản vay này, chúng tôi nhận tài sản thế chấp chính là sổ đỏ sẽ được cấp hiện đang còn nợ tiền SDĐ của Nhà nước.
Ông Lê Văn Minh: Người dân có thể chọn thời gian vay vốn từ 6 tháng đến 20 năm. SeABank Đà Nẵng hỗ trợ cố định lãi suất vay trong 3 tháng đầu chỉ có 9,9%/năm (áp dụng cho khách hàng vay vốn từ ngày 1-11 đến 31-12-2012), 3 tháng tiếp theo là 14%/năm, từ tháng thứ 7 trở đi được điều chỉnh 3 tháng/lần với biên độ ưu đãi so với mặt bằng chung trên thị trường. Cụ thể như sau: vay từ 6 - 36 tháng: lãi suất vay bằng lãi suất huy động tiền Việt Nam có kỳ hạn niêm yết lãi suất cao nhất +3,2%/năm; từ 37 - 60 tháng + 3,5%/năm; từ 61 - 120 tháng + 3,8%/năm; từ 121 - 240 tháng + 4,1%/năm. Ví dụ: nếu khách hàng vay 36 tháng, vào tháng thứ 7, lãi suất huy động tiết kiệm là 12%/năm thì lãi suất vay là 12% + 3,2% = 14,2%/năm; nếu vào tháng thứ 10 (3 tháng sau), lãi suất huy động tiết kiệm vào thời điểm đó là 10%/năm thì lãi suất cho vay là 10% + 3,2% = 13,2%/năm. Hoặc khách hàng có thể chọn 1 trong 2 cách sau: chọn con cái hoặc anh chị em ruột tham gia cùng trả nợ nếu người đó có cùng quyền lợi hoặc nghĩa vụ hoặc tự nguyện giúp đỡ; chọn tham gia chương trình “Tiết kiệm Đại lợi” hoặc “Tiết kiệm An cư” của SeABank để tích lũy 300 - 500 ngàn đồng/tháng để có tiền trả nợ cho Nhà nước khi đến hạn.
P.V: Ngoài số tiền vay trả nợ cho Nhà nước, người dân muốn vay thêm để làm ăn có được không?
Ông Lê Văn Minh: Chúng tôi đã thiết kế chương trình thành 2 gói sản phẩm hỗ trợ, gói thứ nhất là hỗ trợ vốn vay để người dân trả nợ tiền SDĐ. Còn gói thứ hai, nếu người dân có nhu cầu vay thêm vốn thực hiện các phương án SXKD khả thi và giá trị định giá tài sản đảm bảo của gói thứ nhất còn đủ để đảm bảo, SeABank Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho người dân vay thêm vốn phục vụ SXKD. Chúng tôi hy vọng đa số các hộ gia đình có đủ điều kiện được hỗ trợ gói này.
P.V: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Phú Nam
(thực hiện)
|
Theo CAĐN
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai