Khi phát hiện mình không có tên trong văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cá nhân có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng hơn là kiện ra tòa.
Ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM, cũng cho rằng việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Qua công chứng: Nhanh và ít chi phí hơn
Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Văn phòng Công chứng quận 10, hướng dẫn: “Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 30 ngày nhưng từ ngày 25-2 tới đây, khi Nghị định 04/2013 (hướng dẫn Luật Công chứng) có hiệu lực thì thời hạn niêm yết chỉ là 15 ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Phải là việc dân sự
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO |
NGUYÊN THY
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Hiến pháp và 6 luật có hiệu lực thi hành từ năm 2014
- Quy hoạch "treo" gây bức xúc
- Bầu Đức bị ra tối hậu thư doạ thu hồi dự án 5 sao ở Đà Nẵng
- Thuế nhập khẩu nhiều loại ôtô từ ASEAN sắp giảm còn 50%
- Bất động sản năm 2014 sẽ ra sao?
- Năm 2014, giá đất cao nhất 25,2 triệu đồng/m2
- Nhà đầu tư nước ngoài vẫn ‘khoái’ bất động sản
- BĐS đón lộc cuối năm
- Triển khai dự án Cầu tàu và Bãi đỗ du thuyền tại khu vực bờ Đông sông Hàn
- Cầu Rồng Đà Nẵng đạt giải thưởng Kim Cương
- Về vùng đất của Rồng
- Toạ đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Chạy đua giảm giá, khuyến mãi
- Tuyến đường tri ân vị tướng thiên tài - Võ Nguyên Giáp
- "Nóng" nghị trường với hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
- Góp bàn thêm về vấn đề khai thác quỹ đất (Tiếp theo và hết)
- Đà Nẵng và vấn đề văn hóa
- NGÀY LÀM VIỆC THỨ HAI, KỲ HỌP THỨ 8 HĐND TP ĐÀ NẴNG KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2011 - 2016: Cần tạo bước đột phá trên nhiều lĩnh vực
- Công bố 9 Luật và Pháp lệnh
- 123 tỷ đồng đầu tư cầu tàu và bến du thuyền bờ đông sông Hàn