Khi phát hiện mình không có tên trong văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cá nhân có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng hơn là kiện ra tòa.
Ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM, cũng cho rằng việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Qua công chứng: Nhanh và ít chi phí hơn
Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Văn phòng Công chứng quận 10, hướng dẫn: “Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 30 ngày nhưng từ ngày 25-2 tới đây, khi Nghị định 04/2013 (hướng dẫn Luật Công chứng) có hiệu lực thì thời hạn niêm yết chỉ là 15 ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Phải là việc dân sự
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO |
NGUYÊN THY
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- KHAI TRƯƠNG TỔ HỢP KHÁCH SẠN VÀ CĂN HỘ CAO CẤP NOVOTEL DANANG PREMIER HAN RIVER
- Hà Nội sẽ cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài
- KHÁNH THÀNH CẦU NGUYỄN TRI PHƯƠNG, CẦU KHUÊ ĐÔNG VÀ ĐƯỜNG VÕ CHÍ CÔNG Công trình mới mừng Ngày thống nhất đất nước
- Những màn pháo hoa ấn tượng tại Đà Nẵng
- CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG (DIFC 2013) “Đốt cháy” đêm Đà Nẵng bằng cảm xúc của người Ý
- Khi chính quyền cũng làm mất “sổ đỏ” của dân
- Lan tỏa không gian đô thị từ đường Võ Chí Công
- Từ 4-5, Hà Nội cấp sổ đỏ cho nhà "chung cư mini"
- Nhà giá rẻ vẫn hút khách
- Sở Tư pháp TP.HCM nhận hồ sơ thành lập VPCC
- Trẻ em được quyền có sổ đỏ
- 8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo
- Những nghịch lý về giá nhà thu nhập thấp
- Sẽ cấp "sổ đỏ" qua mạng từ 1/5
- Người nước ngoài khó mua nhà tại Việt Nam
- Nhìn lại bước đầu thực hiện thí điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Giá đất tái định cư Khu An Cư 2 và Khu tái định cư phía Tây trường Lê Lợi
- Khánh thành 4 công trình lớn vào ngày 30-4
- 7 trường hợp được đề nghị cấp “sổ đỏ”