Khi phát hiện mình không có tên trong văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cá nhân có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng hơn là kiện ra tòa.
Ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM, cũng cho rằng việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Qua công chứng: Nhanh và ít chi phí hơn
Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Văn phòng Công chứng quận 10, hướng dẫn: “Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 30 ngày nhưng từ ngày 25-2 tới đây, khi Nghị định 04/2013 (hướng dẫn Luật Công chứng) có hiệu lực thì thời hạn niêm yết chỉ là 15 ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Phải là việc dân sự
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO |
NGUYÊN THY
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- TIỀN NHÀN RỖI CHẢY VỀ ĐÂU? (2)
- Ba lưu ý để tránh “bẫy” công chứng giả
- Công ty Vicoland phải giao căn hộ chung cư cho thành phố trước ngày 15/8/2013
- Bất động sản khó khăn, người dân sẽ thiệt thòi
- Những tín hiệu tích cực đầu tiên
- Không thu lệ phí trước bạ khi cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ giải tỏa tái định cư
- Giá đất tái định cư khu vực mỏm Nam Ô và KDC số 3 Nguyễn Tri Phương mở rộng
- Khám phá “Cây Di sản Việt Nam”
- Bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND
- BÀ NÀ HỨA HẸN MỘT NĂM BỘI THU
- Phát triển đô thị: Bắt đầu từ con người
- Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay
- Triển khai chuyển quyền sử dụng đất các lô mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- Thị trường BĐS: Sẽ có nhiều chuyển biến trong quý II
- Nhà cho thuê được phép bán sau 5 năm
- Kéo dài lãi suất ưu đãi để mua nhà
- Khổ trăm bề vì không hộ khẩu
- ĐẤU GIÁ 37 LÔ ĐẤT Ở ĐƯỜNG HOÀNG SA VÀ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
- Kiến nghị giữ công chứng nhà đất
- Kích cầu bất động sản