Trong thế giới động vật, loài rắn rất đa dạng về chủng loại với gần 500 loài, trong đó có khoảng 450 loài rắn có độc (với 250 loài có nọc độc), khi cắn có thể làm chết người. Do đó, từ xưa đến nay, người ta luôn xem rắn là con vật đáng sợ. Cũng vì chưa hiểu hết đặc điểm, tính năng của loài bò sát không chân này mà con người đã tôn vinh, thần thánh hóa chúng, thờ cúng loài vật này.
Cho đến nay, chúng ta vẫn sử dụng nhiều thành ngữ liên quan đến con rắn như "khẩu Phật tâm xà", ý rằng lời nói có vẻ hiền lương mà tâm địa thì độc ác; người độc ác thì thường bị mắng là "gian manh xảo quyệt như loài rắn độc"...
Hình ảnh con rắn trong truyện dân gian xuất hiện không nhiều nhưng cũng khá đặc sắc và mang ý nghĩa xã hội. Trong truyện "Sự tích rạch Cái Rắn" (Cai Lậy - Tiền Giang), kể chuyện trước đình Phú Nhuận có một hang rắn lớn, tập hợp những loài rắn dữ: "Bọn rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết. Nào chuyện rắn cắn chết người. Nào chuyện rắn đòi hối lộ: mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ Kỳ yên hàng năm phải hiến cho bọn rắn mấy con heo trắng mới yên chuyện…".
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có không ít "nhân vật rắn" trở thành bạn với con người. Ví như, có một cách lý giải khá thú vị về nguồn gốc địa danh Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang). Số là vài trăm năm trước, Xà Phiên còn âm u, nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, các bộ phận của rắn như mật, huyết, thịt, da lại được dùng làm thuốc bổ rất tốt, có tác dụng trị thấp khớp. Còn trong Tây y, với liều lượng thích hợp, nọc độc rắn có tác dụng gây tê, giảm đau nhức, tăng tính thấm của các dược chất qua da nên thường có mặt trong thành phần của thuốc xoa bóp, giảm đau, trị viêm. Thậm chí, nọc rắn còn được tiêm ngay vào khối u ác tính để dung giải tế bào ung thư và giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đồng thời dùng để bào chế huyết thanh và các loại dược phẩm. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết...
Rắn còn được đưa vào ngâm rượu nhằm trị các chứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khỏe... Ngâm một hay nhiều loài rắn với nhau để có được loại rượu ưng ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)...
Tuy nhiên, với những người bị tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột thì nên tránh uống rượu rắn. Cũng không nên ngâm quá nhiều rắn mà ít rượu, hoặc uống sớm, uống cả bình rượu khi thời gian chưa đủ ngấm sẽ gây tác dụng ngược.
Hình ảnh con rắn trong truyện dân gian xuất hiện không nhiều nhưng cũng khá đặc sắc và mang ý nghĩa xã hội. Trong truyện "Sự tích rạch Cái Rắn" (Cai Lậy - Tiền Giang), kể chuyện trước đình Phú Nhuận có một hang rắn lớn, tập hợp những loài rắn dữ: "Bọn rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết. Nào chuyện rắn cắn chết người. Nào chuyện rắn đòi hối lộ: mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ Kỳ yên hàng năm phải hiến cho bọn rắn mấy con heo trắng mới yên chuyện…".
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có không ít "nhân vật rắn" trở thành bạn với con người. Ví như, có một cách lý giải khá thú vị về nguồn gốc địa danh Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang). Số là vài trăm năm trước, Xà Phiên còn âm u, nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, các bộ phận của rắn như mật, huyết, thịt, da lại được dùng làm thuốc bổ rất tốt, có tác dụng trị thấp khớp. Còn trong Tây y, với liều lượng thích hợp, nọc độc rắn có tác dụng gây tê, giảm đau nhức, tăng tính thấm của các dược chất qua da nên thường có mặt trong thành phần của thuốc xoa bóp, giảm đau, trị viêm. Thậm chí, nọc rắn còn được tiêm ngay vào khối u ác tính để dung giải tế bào ung thư và giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đồng thời dùng để bào chế huyết thanh và các loại dược phẩm. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết...
Rắn còn được đưa vào ngâm rượu nhằm trị các chứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khỏe... Ngâm một hay nhiều loài rắn với nhau để có được loại rượu ưng ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)...
Tuy nhiên, với những người bị tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột thì nên tránh uống rượu rắn. Cũng không nên ngâm quá nhiều rắn mà ít rượu, hoặc uống sớm, uống cả bình rượu khi thời gian chưa đủ ngấm sẽ gây tác dụng ngược.
Hải Vân
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai