Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
- Bất động sản Việt Nam biến đổi theo cơn sốt bùng nổ công nghệ
- Vì sao văn phòng chia sẻ bùng nổ nhanh chóng?
- Triệu người lo sợ: Mua nhà an toàn phải trả giá đắt!
- Hướng đến "thiên đường" nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế
- Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng du lịch bền vững
- "Viên ngọc báu" Bãi Bụt
- Hạng mục Cải tạo nút giao thông phía tây cầu Rồng: Bổ sung vào Dự án Phát triển bền vững thành phố
- Đề nghị đầu tư nhiều công trình trọng điểm
- Thế mạnh “bất bại” của Officetel – Kênh đầu tư không thể bỏ qua trong năm 2018
- Đấu giá quyền sử dụng đất quy hoạch Công viên phần mềm số 2
- Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đô thị Đại học Đà Nẵng
- Chọn căn hộ đã bàn giao, người mua nhà cần chú ý gì?
- Tiềm năng thị trường căn hộ officetel
- Sớm gỡ những “nút thắt” phát triển
- Vicoland và Daewon hợp tác phát triển nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp
- 09/10/2018 2:07 PM Quy định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng
- Quảng trường mở bên bờ sông Hàn
- Cảnh báo tình trạng sốt đất ảo ở xã Hòa Liên
- Săn ngay gói Combo đêm để “bắt” những khoảnh khắc tuyệt diệu tại Bà Nà