Một trường hợp khai di sản thừa kế bị vướng vì công chứng viên không chấp nhận thông báo xác nhận mà yêu cầu phải có quyết định công nhận giám hộ đương nhiên. Người dân không thể đáp ứng vì luật chưa quy định...
Tưởng vậy là xong nên ông đã đem tất cả giấy tờ đến yêu cầu công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mẹ ông đến UBND phường nơi đang cư ngụ để đăng ký việc giám hộ và nộp quyết định công nhận giám hộ cho người anh thì mới được giải quyết. Kẹt nỗi, UBND phường 3, quận 4 không ra quyết định về việc giám hộ mà chỉ ra thông báo mẹ ông H. là người giám hộ đương nhiên của người anh của ông.
Chính vì lý do này mà đến nay cơ quan công chứng chưa tiến hành thủ tục công chứng hồ sơ khai nhận di sản của ông H. khiến ông chưa thể làm giấy tờ nhà để cùng với mẹ ông (đại diện cho người anh) thực hiện quyền sở hữu nhà.
Giám hộ đương nhiên cũng phải có quyết định? Theo Điều 29 Nghị định 158/2005 của Chính phủ (về đăng ký và quản lý hộ tịch), UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ. Do quy định này chỉ nói chung là đăng ký giám hộ chứ không nói rõ giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử đều phải đăng ký nên đang có hai cách hiểu khác nhau. Không cần quyết định Đã là giám hộ đương nhiên thì không cần phải ra quyết định công nhận. Các cơ quan chức năng chỉ cần căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân để giải quyết hồ sơ -ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường 3, quận 4, khẳng định. Ông Tuấn phân tích: Nghị định 158/2005 về thủ tục đăng ký việc giám hộ chỉ nói đến giám hộ cử và ra quyết định cho việc công nhận giám hộ cử chứ không nói đến giám hộ đương nhiên. Một cán bộ tư pháp một phường ở quận 3 cũng đồng ý như vậy: “Lâu nay nhắc tới giám hộ đương nhiên thì tôi thấy người dân chỉ cần xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân là sẽ được các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết. Cái nào pháp luật có quy định, có biểu mẫu thì cán bộ, công chức mới được làm chứ không quy định thì làm sao phường ký được”. Đồng tình, một công chứng viên ở một phòng công chứng tại TP.HCM nêu: “Nếu xét thấy việc xác định người làm giám hộ đương nhiên không bị tranh chấp thì công chứng viên nên dựa vào các giấy tờ nhân thân của họ để giải quyết hồ sơ”. Phải có quyết định Bà Phan Thị Bình Thuận, Trưởng phòng Công chứng số 1, TP.HCM, cho rằng việc giám hộ đương nhiên cũng cần phải có quyết định công nhận và việc công chứng viên yêu cầu ông H. phải bổ sung quyết định này là có cơ sở. Bởi lẽ pháp luật đã quy định việc đăng ký giám hộ phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là UBND phường thì họ phải thực hiện. Nếu UBND phường cho rằng chưa có biểu mẫu, quy định về việc này thì họ phải kiến nghị cấp trên hướng dẫn. Cũng theo bà Thuận, trên thực tế có tòa sau khi tuyên bố người nào đó mất năng lực hành vi dân sự thì họ nêu rõ luôn về người giám hộ của người này để các cơ quan khác có cơ sở xử lý. Nhưng cũng có tòa bỏ lửng về việc giám hộ nên không còn cách nào khác là người dân phải đến UBND phường đăng ký việc giám hộ để có quyết định công nhận rõ ràng. Trong vụ việc cụ thể này, Phòng Công chứng số 1 đã xin ý kiến của Sở Tư pháp và đợi khi có văn bản của Sở thì phòng sẽ tiếp tục xem xét, giải quyết hồ sơ. _______________________________________ Đã hỏi Bộ từ năm 2012 nhưng chưa có phản hồi Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Có hai loại giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử (áp dụng cho trường hợp không có người giam hộ đương nhiên). Việc công nhận giám hộ cử đã được quy định cụ thể trong Nghị định 158/2005. Còn giám hộ đương nhiên thì hiện chưa có quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền công nhận. Từ đó làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan khi thực hiện giao dịch, đặc biệt là giao dịch liên quan đến tài sản. Ngày 16-10-2012, Sở Tư pháp TP.HCM có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về việc giám hộ đương nhiên nhưng đến nay Bộ vẫn chưa có ý kiến phản hồi. Bà LÊ THỊ BÌNH MINH, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM |
KIM PHỤNG
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Quỹ BĐS ngoại mới thành lập đang “nhòm ngó” thị trường Việt Nam
- Ngân hàng hạ lãi suất, tiền sẽ chảy về BĐS?
- Chính phủ: Sẽ không thu hồi đất đai để chia lại
- ĐÀ NẴNG: "SẮC MÀU THÁNG BA"
- Sẽ công khai số xêri phôi giấy chủ quyền nhà đất bị mất
- Hàng trăm phôi sổ đỏ biến mất
- QUY ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ NHÀ, ĐẤT
- Loạn "sổ đỏ" giả: Bỏ tiền tỷ mua đất "ảo"
- Bất động sản sẽ khởi sắc vào cuối năm
- Nỗ lực "phá băng" bất động sản
- Tăng lệ phí trước bạ ô-tô
- Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư 4 dự án thương mại
- Không giải quyết hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị mới Hòa Vang
- Thị trường BĐS và bài toán cơ cấu
- HÙNG “CÒ” VÀ NHỮNG TRÒ MA THUẬT
- Bắt nữ giám đốc lừa đảo hàng trăm tỷ đồng
- ĐƯA ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH ĐỊA PHƯƠNG ĐỨNG ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CCHC VÀ DỊCH VỤ CÔNG
- Hai xu hướng cho doanh nghiệp BĐS thời khó khăn
- Tạm trú tại Việt Nam trên 90 ngày phải có bảo lãnh
- Thị trường BĐS năm 2012: Khó khăn và cơ hội