Một trường hợp khai di sản thừa kế bị vướng vì công chứng viên không chấp nhận thông báo xác nhận mà yêu cầu phải có quyết định công nhận giám hộ đương nhiên. Người dân không thể đáp ứng vì luật chưa quy định...
Tưởng vậy là xong nên ông đã đem tất cả giấy tờ đến yêu cầu công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mẹ ông đến UBND phường nơi đang cư ngụ để đăng ký việc giám hộ và nộp quyết định công nhận giám hộ cho người anh thì mới được giải quyết. Kẹt nỗi, UBND phường 3, quận 4 không ra quyết định về việc giám hộ mà chỉ ra thông báo mẹ ông H. là người giám hộ đương nhiên của người anh của ông.
Chính vì lý do này mà đến nay cơ quan công chứng chưa tiến hành thủ tục công chứng hồ sơ khai nhận di sản của ông H. khiến ông chưa thể làm giấy tờ nhà để cùng với mẹ ông (đại diện cho người anh) thực hiện quyền sở hữu nhà.
Giám hộ đương nhiên cũng phải có quyết định? Theo Điều 29 Nghị định 158/2005 của Chính phủ (về đăng ký và quản lý hộ tịch), UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ. Do quy định này chỉ nói chung là đăng ký giám hộ chứ không nói rõ giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử đều phải đăng ký nên đang có hai cách hiểu khác nhau. Không cần quyết định Đã là giám hộ đương nhiên thì không cần phải ra quyết định công nhận. Các cơ quan chức năng chỉ cần căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân để giải quyết hồ sơ -ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường 3, quận 4, khẳng định. Ông Tuấn phân tích: Nghị định 158/2005 về thủ tục đăng ký việc giám hộ chỉ nói đến giám hộ cử và ra quyết định cho việc công nhận giám hộ cử chứ không nói đến giám hộ đương nhiên. Một cán bộ tư pháp một phường ở quận 3 cũng đồng ý như vậy: “Lâu nay nhắc tới giám hộ đương nhiên thì tôi thấy người dân chỉ cần xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân là sẽ được các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết. Cái nào pháp luật có quy định, có biểu mẫu thì cán bộ, công chức mới được làm chứ không quy định thì làm sao phường ký được”. Đồng tình, một công chứng viên ở một phòng công chứng tại TP.HCM nêu: “Nếu xét thấy việc xác định người làm giám hộ đương nhiên không bị tranh chấp thì công chứng viên nên dựa vào các giấy tờ nhân thân của họ để giải quyết hồ sơ”. Phải có quyết định Bà Phan Thị Bình Thuận, Trưởng phòng Công chứng số 1, TP.HCM, cho rằng việc giám hộ đương nhiên cũng cần phải có quyết định công nhận và việc công chứng viên yêu cầu ông H. phải bổ sung quyết định này là có cơ sở. Bởi lẽ pháp luật đã quy định việc đăng ký giám hộ phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là UBND phường thì họ phải thực hiện. Nếu UBND phường cho rằng chưa có biểu mẫu, quy định về việc này thì họ phải kiến nghị cấp trên hướng dẫn. Cũng theo bà Thuận, trên thực tế có tòa sau khi tuyên bố người nào đó mất năng lực hành vi dân sự thì họ nêu rõ luôn về người giám hộ của người này để các cơ quan khác có cơ sở xử lý. Nhưng cũng có tòa bỏ lửng về việc giám hộ nên không còn cách nào khác là người dân phải đến UBND phường đăng ký việc giám hộ để có quyết định công nhận rõ ràng. Trong vụ việc cụ thể này, Phòng Công chứng số 1 đã xin ý kiến của Sở Tư pháp và đợi khi có văn bản của Sở thì phòng sẽ tiếp tục xem xét, giải quyết hồ sơ. _______________________________________ Đã hỏi Bộ từ năm 2012 nhưng chưa có phản hồi Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Có hai loại giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử (áp dụng cho trường hợp không có người giam hộ đương nhiên). Việc công nhận giám hộ cử đã được quy định cụ thể trong Nghị định 158/2005. Còn giám hộ đương nhiên thì hiện chưa có quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền công nhận. Từ đó làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan khi thực hiện giao dịch, đặc biệt là giao dịch liên quan đến tài sản. Ngày 16-10-2012, Sở Tư pháp TP.HCM có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về việc giám hộ đương nhiên nhưng đến nay Bộ vẫn chưa có ý kiến phản hồi. Bà LÊ THỊ BÌNH MINH, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM |
KIM PHỤNG
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Trắng tay vì vay tiền bằng hợp đồng bán nhà, đất
- Chuyên gia BĐS: Đừng trông chờ giá nhà đất tiếp tục giảm sâu
- "Giấy tờ tuỳ thân" trong hồ sơ yêu cầu công chứng là giấy tờ gì?
- Quá ít người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam
- ĐÀ NẴNG: BẮT TẠM GIAM HAI ĐỐI TƯỢNG LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU
- Nhà đất bị ép giá vì phong thủy xấu
- Phong thủy chọn biệt thự, chung cư năm Rồng
- Mức thu phí công chứng mới
- Trong năm nay, một số phân khúc BĐS sẽ ấm hơn
- Cho cấp phép xây dựng dọc tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua Cẩm Lệ
- DÒNG TIỀN SẼ CHẢY VỀ ĐÂU?
- Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ
- DANH MỤC 9 LOẠI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ PHẢI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG MẪU
- Thị trường bất động sản năm 2012: Dự báo táo bạo
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/1 đến 15/1
- Địa ốc đón dòng kiều hối cuối năm
- “Cứu” thị trường BĐS: Nhìn Mỹ ngẫm ta
- Mua bán xe máy phải qua công chứng
- “Tam giác vàng” của Đà Nẵng
- Cảnh giác với "sổ đỏ” giả thời công nghệ cao