Cuộc thi viết "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" do các cơ quan phối hợp tổ chức là Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo T.Ư), Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc), Nhà xuất bản Dân trí (Hội Khuyến học Việt Nam) đã nhận được hàng trăm tác phẩm dự thi. Sau hơn một năm phát động, Ban tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức tổng kết, tôn vinh và trao giải thưởng cho những tác giả có bài viết xuất sắc nhất vào tối 30-5.
Cuộc thi viết "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" là hoạt động thiết thực hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư T.Ư Ðảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động báo chí, xuất bản. Sau hơn một năm phát động, Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm tác phẩm dự thi và đã tuyển được gần 100 tác phẩm đăng trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, đồng thời đã chọn mười tác phẩm xuất sắc để trao giải. Cuộc thi cho thấy sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc, cộng tác viên trên cả nước, từ miền cực nam xa xôi cho tới miền núi cao phía bắc, miền trung và Tây Nguyên, từ thành thị cho tới nông thôn. Những nhân tố mới được phát hiện, trở thành nhân vật của những bài viết thuộc rất nhiều thành phần: trí thức, nghệ sĩ, nông dân, công nhân, lực lượng vũ trang đang ngày đêm đem trí tuệ và công sức ra góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong số những nhân tố mới được tôn vinh hôm nay có những người đang sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn có những cống hiến quan trọng cho Tổ quốc như: Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Trần Thanh Vân, những nhà khoa học có những cống hiến mang tầm cỡ thế giới và cả những người đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm" như nhà báo Ðỗ Phượng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, tuổi cao, trí càng cao, vẫn viết báo và đang làm Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam. Có cả người thuộc lớp "trẻ" như nữ Tổng Giám đốc 20 tuổi Tuệ Nghi, đã vượt bao khó khăn, vươn lên làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội; có người kiên trì bám trụ, bảo vệ an ninh của Tổ quốc hàng chục năm nơi biên giới đầy cam go, hiện đã trở thành Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh như Thượng tá Võ Trọng Hải. Ðó còn là những người có học hàm học vị cao như Ðại tá, Giáo sư, tiến sĩ Bùi Minh Vịnh, đưa khoa học vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sống được bằng khoa học hoặc là nông dân chân lấm tay bùn, ít học, nhưng trở thành trưởng thôn, dẫn dắt nhân dân phát triển nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm, giúp cả làng Phù Khê Thượng thoát nghèo như ông Nguyễn Thành Hưng. Nhân vật của các bài viết lại là người phụ nữ khi thiếu thời là du kích dũng cảm chống giặc ngoại xâm, nay tuổi cao nhưng sức không yếu, đã lập nên phòng công chứng tư đầu tiên ở Ðà Nẵng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong thực hiện thủ tục hành chính như bà Nguyễn Vũ Minh Nguyệt. Tấm gương "nhân tố mới" còn là những người như Ðiểu M’Rưng - Trưởng ban Văn hóa xã Ðắk Rtih (tỉnh Ðác Nông), hơn 20 năm miệt mài làm công tác văn hóa - thông tin ở cơ sở, góp phần tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông. Trong số đó, nhiều người là những doanh nhân trẻ, nhưng đã biết học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ những việc bình dị nhất, sống giản dị, nhân ái, vừa làm giàu vừa làm từ thiện cứu giúp nhiều trẻ em nghèo như doanh nhân Vũ Tiến Ðức. Bên cạnh đó, còn là những tấm gương văn nghệ sĩ như nhà văn Sơn Tùng, cặm cụi gần cả cuộc đời trên những trang viết về Bác Hồ hoặc NSƯT Việt Hoàn thường xuyên đem những bài ca về Bác Hồ đến với đông đảo nhân dân bằng giọng hát đầy truyền cảm của mình, thể hiện lòng kính yêu vô hạn của giới nghệ sĩ, của nhân dân đối với vị Cha già dân tộc...
Ðể đạt được kết quả như ngày hôm nay, còn có sự đóng góp của nhiều cây bút trên khắp mọi miền đất nước. Họ đã đi sâu vào cuộc sống để tìm hiểu, để phát hiện đưa những nhân vật ấy trên trang báo, được dư luận ghi nhận. Trong số những cây viết ấy, có những người là nhà báo chuyên nghiệp, có những người viết không chuyên ở các địa phương, nhưng đều có điểm chung là phát hiện được những nhân vật thật sự xứng đáng là nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện sự trân trọng nhân vật của mình bằng bài viết đúng thể thức, chân thực, giàu cảm xúc. Nhiều tác giả đã lặn lội đường xa lên miền núi, về nông thôn tiếp cận nhân vật, lấy tư liệu, chụp ảnh, từ đó thu nhận được hơi thở nóng hổi của cuộc sống, làm cho bài viết trở nên sinh động, đầy sức cuốn hút.
Những bài viết và những nhân tố mới được tôn vinh hôm nay tuy chưa nhiều, nhưng cho thấy một sự thật hiển nhiên là trên đất nước ta, đâu đâu cũng có những người tốt, việc tốt, trách nhiệm của những người làm báo, những người làm công tác chính trị tư tưởng là phải phát hiện và tôn vinh những nhân tố ấy để nhân rộng ra trên phạm vi cả nước. Những nhân tố mới ấy hằng ngày, hằng giờ vẫn âm thầm học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ, không hô khẩu hiệu, không khoa trương, mà bằng những hành động thiết thực cống hiến cho đất nước. Họ cho chúng ta một bài học là có rất nhiều cách thức để học tập Bác Hồ, trong đó cách thức hiệu quả nhất là học đi đôi với hành. Mỗi người học tập ở Người những khía cạnh phù hợp nhất với mình và áp dụng ngay vào công việc, vào lối sống thường ngày của mình. Những nhân tố mới như những đốm sáng rải rác khắp nơi trên đất nước, bây giờ có dịp hội tụ trong dịp tôn vinh tháng 5 này, sẽ làm nên một vùng sáng rực rỡ góp phần xua đi bóng tối của sự suy thoái, biến chất, tiêu cực, tham nhũng, lấy lại lòng tin về một tương lai tốt đẹp của dân tộc, một khi đi đúng con đường mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.
Cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển. Theo quy luật ấy, những nhân tố mới hằng ngày, hằng giờ sinh sôi nảy nở trên đất nước ta. Tin rằng sau Lễ tổng kết và tôn vinh, sẽ có nhiều cây viết tiếp tục phát hiện và viết về những nhân tố mới của thời đại để tôn vinh trên các trang báo, trang sách, tạo nên những điểm sáng, những vùng sáng đầy mầu sắc tươi đẹp trên bức tranh xã hội rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Ban tổ chức tin rằng cuộc thi viết đã và sẽ trở thành một hoạt động thường niên với lễ tôn vinh, lan tỏa các "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" trong cuộc sống hôm nay.
PHẠM LONG
Theo Báo Nhân Dân
Các bản tin khác
- Phải nộp thuế khi uỷ quyền giao dịch bất động sản
- Thị trường đất nền Đà Nẵng tăng nhiệt
- Đà Nẵng: Đất nền vùng ven tăng giá
- Đà Nẵng: Đổ xô ra vùng ven mua đất
- Kênh huy động vốn mới cho bất động sản
- Muốn công chứng bán xe, phải mang xe đến?
- Nghịch lý thị trường bất động sản ở Đà Nẵng
- Thắt chặt tín dụng với thị trường bất động sản: Người dân có nhiều cơ hội mua nhà hơn
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại
- Thị trường bất động sản chờ đợi gì ở năm Tân Mão?
- Thị trường bất động sản năm 2010: Không nóng ảo!
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2011
- Chính sách mới về giảm nợ và thu nợ tiền sử dụng đất quy ra vàng
- Giá đất tại Đà Nẵng năm 2011: Cao nhất 35,28 triệu đồng/m2
- Thành lập Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng Vẫn phân biệt đối xử công - tư
- Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ
- Giá đất sốt từng ngày
- Đà Nẵng: Đất đô thị có mức giá cao nhất 25,2 triệu đồng/m2