Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hiện tại, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008 - 2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hiện tại, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008 - 2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006.
Phân khúc nhà ở bình dân “ấm” dần
Theo báo cáo của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh như: tập trung phát triển nhà ở xã hội; chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước để giảm giá thành; bán hạ giá để cắt lỗ; hỗ trợ cho người mua nhà bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay ngân hàng, khuyến mại.
“Thị trường bất động sản đã hướng tới bộ phận đa số người mua, cung cấp các hàng hóa phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của thị trường”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, hiện tại, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. “Đây cũng là điểm tốt, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có thể mua nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Gần đây thị trường bất động sản đối với phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và TPHCM đã có dấu hiệu ấm dần lên”, báo cáo nhấn mạnh.
Và theo Bộ trưởng Dũng, sắp tới, khi Quốc hội thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi với nhiều cơ chế ưu đãi như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho nhà ở xã hội; đồng thời, khi gói hỗ trợ tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp theo Nghị quyết 02/NQ-CP được thực hiện và phát huy tác dụng, thì “chắc chắn những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ từng bước được tháo gỡ”.
Mở rộng nhà ở xã hội
Theo kết quả rà soát của Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2015 trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Tương tự như vậy, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Trong đó, một số địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn, cụ thể như sau: Hà Nội cần 111.200 căn; TP. Hồ Chí Minh cần 134.000 căn; Đà Nẵng cần 16.000 căn; Đồng Nai cần 95.000 căn; Bình Dương cần 104.000 căn… Riêng nhu cầu nhà ở xã hội của cán bộ, công chức 25 bộ, ngành tại khu vực Hà Nội cần khoảng 30.000 căn.
Một số địa phương trọng điểm có nhu cầu cao về nhà ở xã hội đã lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội cho giai đoạn 2012-2015 như: Hà Nội đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 4.700.000 m2 sàn, tương đương với khoảng 100.000 căn hộ, TPHCM phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 2.700.000 m2 sàn nhà ở xã hội (mỗi năm khoảng 675.000 m2 sàn) tương đương với khoảng 67.000 căn hộ.
Trên cơ sở đó, Bộ đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội để từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội của nhân dân. Tính đến nay, trên toàn quốc đã có 157 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng với quy mô 68.500 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 19.900 tỷ đồng (trong đó có: 58 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp với quy mô trên 33.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 10.900 tỷ đồng và 99 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 35.500 căn hộ, với tổng mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng).
Dự kiến đến cuối tháng 6 sẽ có 5 dự án nhà ở xã hội mới được khởi công tại Hà Nội, TPHCM, Quy Nhơn (Bình Định) và TP Vinh (Nghệ An).
Như vậy, với một loạt dự án sắp khởi công và đưa vào sử dụng, người dân có nhu cầu nhà ở thật sự sẽ dễ dàng mua nhà hơn.
Infotv
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
- Bất động sản Việt Nam biến đổi theo cơn sốt bùng nổ công nghệ
- Vì sao văn phòng chia sẻ bùng nổ nhanh chóng?
- Triệu người lo sợ: Mua nhà an toàn phải trả giá đắt!
- Hướng đến "thiên đường" nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế
- Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng du lịch bền vững
- "Viên ngọc báu" Bãi Bụt
- Hạng mục Cải tạo nút giao thông phía tây cầu Rồng: Bổ sung vào Dự án Phát triển bền vững thành phố
- Đề nghị đầu tư nhiều công trình trọng điểm
- Thế mạnh “bất bại” của Officetel – Kênh đầu tư không thể bỏ qua trong năm 2018
- Đấu giá quyền sử dụng đất quy hoạch Công viên phần mềm số 2
- Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đô thị Đại học Đà Nẵng
- Chọn căn hộ đã bàn giao, người mua nhà cần chú ý gì?
- Tiềm năng thị trường căn hộ officetel
- Sớm gỡ những “nút thắt” phát triển
- Vicoland và Daewon hợp tác phát triển nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp
- 09/10/2018 2:07 PM Quy định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng
- Quảng trường mở bên bờ sông Hàn
- Cảnh báo tình trạng sốt đất ảo ở xã Hòa Liên
- Săn ngay gói Combo đêm để “bắt” những khoảnh khắc tuyệt diệu tại Bà Nà