Đại diện Ngân hàng Nhà nước lý giải về tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ có phần chậm sau hơn 2 tháng triển khai...
Ông Nguyễn Viết Mạnh: "Việc giải ngân hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nhà trên thị trường".
Việc giải ngân gói 30.000 tỷ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguồn cung nhà ở thu nhập thấp chứ không phải do thiếu tiền hay thủ tục rườm rà.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) trước những phản hồi về tốc độ giải ngân có phần ì ạch của gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng sau hơn 2 tháng triển khai.
Trao đổi với VnEconomy, ông Mạnh nói:
-Việc giải ngân gói 30.000 tỷ trong giai đoạn đầu đúng là có hơi chậm do một số thủ tục, điều kiện vẫn còn vướng mắc. Tuy nhiên, gần đây sau khi các bộ ngành đã gỡ bỏ được khó khăn này, tốc độ giải ngân đã được đẩy nhanh rõ rệt.
Trong thời gian tới, muốn nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nhà thu nhập thấp, nhà xã hội trên thị trường. Còn với Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi cam kết tiền, lãi suất và thời hạn vay luôn luôn sẵn sàng, đầy đủ cho chương trình này.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, dù lãi suất vay chỉ 6%/năm nhưng với người thu nhập thấp, việc dành ra một khoản để trả tiền lãi và gốc hàng tháng vẫn là một rào cản không nhỏ, khiến họ chưa dám đặt bút ký vào hợp đồng vay vốn, thưa ông?
Theo chỉ đạo của Chính phủ thì lãi suất 6% là cam kết của ngân hàng và đó mà mức tối đa. Nếu lãi suất thị trường thấp xuống thì Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều chỉnh. Thời hạn vay 10 năm cũng chỉ là tối thiểu, không cứng nhắc, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của ngân hàng và khách hàng.
Tôi lưu ý rằng, hỗ trợ vay 10 năm là gói chưa có tiền lệ. Hiện thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD, 10 năm sau thì xã hội đã tiến lên rồi, thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều. Khi đó, chẳng hạn món vay 500 triệu khi đó chỉ còn 1 -2 trăm triệu. Do vậy 10 năm sau lãi suất thương mại không ảnh hưởng đến người vay nữa.
Ngân hàng Nhà nước phản hồi thế nào trước thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ đề xuất nới lỏng điều kiện và tăng thời hạn vay vốn từ gói 30.000 tỷ do tốc độ giải ngân khá chậm?
Đối với Ngân hàng Nhà nước thì đối tượng và điều kiện để vay vốn là căn cứ vào các điều kiện do Bộ Xây dựng và các bộ, ngành khác quy định. Chúng tôi chỉ sẵn sàng và cam kết các vấn đề khác về vốn, lãi suất, thời hạn cho vay mà thôi.
Do đó, để xem xét nới lỏng điều kiện cho vay là trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành khác.
Đối với đề xuất vay lên 15 năm thì ngay trong thông tư 11 Ngân hàng Nhà nước đã quy định điều này rồi, tối thiểu là 10 năm. Thực tế một số ngân hàng như MHB, Vietinbank, BIDV…hiện đang cho vay 15 năm. Nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng, vì có người chỉ vay 5 - 7 năm thôi…
Với tốc độ như hiện nay, liệu mục tiêu giải ngân của năm nay có đạt?
Việc giải ngân hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nhà trên thị trường. Bộ Xây dựng vừa qua cũng thừa nhận, nguồn cung nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, nhà xã hội hiện vẫn rất thấp. Đến nay mới chỉ có một số dự án bắt đầu triển khai.
Bên cạnh đó, gói tín dụng này được giải ngân trong 3 năm, trong khi tiền thì luôn sẵn sàng rồi, chỉ phụ thuộc vào có hàng hay không có hàng mà thôi.
Trước thực tế nguồn cung hạn chế như vậy, Ngân hàng Nhà nước có chịu áp lực về giải ngân gói 30.000 tỷ không thưa ông?
Nếu nói về tín dụng chung thì thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay khá tốt. Mong muốn của hệ thống ngân hàng là rất muốn đầu tư để không bị đọng vốn. Các ngân hàng vẫn đang phải tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm phương án đầu tư để đưa vốn ra thị trường.
Còn gói 30.000 tỷ này là nhằm vào những đối tượng có nhu cầu thực sự về nhà ở, lại được sự hỗ trợ của Chính phủ. Nhiều đối tượng có nhu cầu vay nhưng không thuộc diện được vay, thì các ngân hàng cũng không vì áp lực giải ngân mà cho vay “ẩu” được.
Ngân hàng Nhà nước đã và luôn chỉ đạo, gói này phải đúng và minh bạch về đối tượng mới cho vay được.
Theo phản ánh của dư luận thì việc quy định “khách hàng phải chứng minh được khả năng trả nợ” là một rào cản quá lớn với những người lao động, thu nhập không ổn định. Tai sạo Ngân hàng Nhà nước không thay bằng một rằng buộc khác linh hoạt hơn?
Nguyên tắc tín dụng cho vay hoàn trả thì phải căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng. Bộ Xây dựng cũng đã hướng dẫn điều kiện để tiếp cận gói này là về “tình trạng nhà ở” là chính. Nhu cầu của xã hội về nhà ở là rất lớn, nhưng gói 30.000 tỷ chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ.
Với ngành ngân hàng vốn, lãi suất là luôn sẵn sàng. Nhưng vì đây là gói tín dụng có hoàn trả, có thu hồi nên cũng phải nhìn nhận khả năng hoàn trả như tín dụng thông thường.
Nghị quyết 02 cũng có đề cập, nếu người dân không thể vay mua được thì có thể vay để thuê, thuê mua nhà xã hội.
Tôi cũng thôn tin lại rằng, việc giải ngân trong những ngày đầu có thể bị chậm, nhưng gần đây tốc độ giải ngân đã cải thiện nhiều, lượng tiền đã được tung ra nhiều hơn vì một số vướng mắc đã được gỡ bỏ.
Từ Nguyên
Theo Vneconomy
Các bản tin khác
- Phải nộp thuế khi uỷ quyền giao dịch bất động sản
- Thị trường đất nền Đà Nẵng tăng nhiệt
- Đà Nẵng: Đất nền vùng ven tăng giá
- Đà Nẵng: Đổ xô ra vùng ven mua đất
- Kênh huy động vốn mới cho bất động sản
- Muốn công chứng bán xe, phải mang xe đến?
- Nghịch lý thị trường bất động sản ở Đà Nẵng
- Thắt chặt tín dụng với thị trường bất động sản: Người dân có nhiều cơ hội mua nhà hơn
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại
- Thị trường bất động sản chờ đợi gì ở năm Tân Mão?
- Thị trường bất động sản năm 2010: Không nóng ảo!
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2011
- Chính sách mới về giảm nợ và thu nợ tiền sử dụng đất quy ra vàng
- Giá đất tại Đà Nẵng năm 2011: Cao nhất 35,28 triệu đồng/m2
- Thành lập Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng Vẫn phân biệt đối xử công - tư
- Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ
- Giá đất sốt từng ngày
- Đà Nẵng: Đất đô thị có mức giá cao nhất 25,2 triệu đồng/m2