Các ngân hàng tung “chiêu” khuyến khích cho vay tiêu dùng nhưng nhiều người dân vẫn khá e dè vì lãi suất còn cao.
Các chuyên gia cho rằng khuyến khích cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu cho nền kinh tế. Ảnh: HTD
Không dừng lại ở việc hỗ trợ mua xe, nhiều NH còn tung ra các chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho khách hàng mua nhà, sửa chữa nhà… Không chỉ miễn phí lãi suất tháng đầu tiên, hầu hết các NH đều cam kết cho vay 70%-80% giá trị sản phẩm mua. Đặc biệt thời gian xét duyệt để giải ngân chỉ kéo dài 3-5 ngày sau khi nhận hồ sơ. Không những thế, đi kèm ưu đãi lãi suất, nhiều NH còn tặng kèm các dịch vụ miễn phí: làm thẻ visa hoặc tặng 50% phí thường niên khi mở thẻ tín dụng tại NH này...
Người đi vay cần cẩn trọng
Mặc dù có khá nhiều chương trình ưu đãi, thế nhưng việc tiếp cận vay vẫn là vấn đề lớn. Chị Trang ở quận Tân Phú cho biết nhân viên NH chi nhánh nước ngoài gọi điện thoại chào vay tiêu dùng, thế chấp bằng lương với lãi suất tương đương 23%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Tương tự như trường hợp chị Trang, chị Hồng Thu ở quận 7 cho hay đang làm thủ tục vay vốn ở một NH lãi suất được tính là 1,8%/tháng, nghĩa là lãi suất khoảng 22%/năm. Như vậy ở mức này, vay tín chấp tiêu dùng đang cao gấp ba lần vay thế chấp.
Các chuyên gia cho rằng khuyến khích cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các ưu đãi thường có thời gian ngắn, sau đó các NH áp dụng lãi suất thả nổi. Thế nên khách hàng đi vay phải thận trọng, phải tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh rủi ro về sau.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, với tư cách là nhà marketing NH phải đưa ra các con số, lời kêu gọi hấp dẫn là điều bình thường. Nhưng người đi vay phải tỉnh táo chứ không thể thấy hàng tốt, rẻ là mua liền. Hiện nay, các NH đang tích cực mở rộng tín dụng, tuy nhiên không phải vì thế họ mở rộng các điều kiện cho vay. Nên khi vay, khách hàng phải đọc kỹ điều khoản, đặc biệt là điều khoản về lãi suất, có như thế mới tránh được bẫy về thanh khoản. “Đừng tưởng lãi suất ưu đãi kéo dài suốt cả hợp đồng vay, để tránh tình trạng khi lãi suất lên cao, không trả được thành nợ xấu. Về phía NH phải có trách nhiệm làm rõ các điều khoản trong hợp đồng, viết rõ đơn giản hơn chứ không theo kiểu kỹ thuật, khó hiểu” - ông Phong nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Huỳnh Trung Minh, Giám đốc miền Nam khối NH bán lẻ VIB, cho hay thường NH có quy định bắt buộc khách hàng phải vay tối thiểu kỳ hạn bao nhiêu năm. Khách hàng phải hỏi rõ nếu trả trước hạn sẽ bị tính lãi như thế nào. Bởi ngoài tiền phạt trả nợ trước hạn, khách hàng sẽ bị tính lại lãi suất, kể cả lãi suất trong thời gian khuyến mãi cũng được tính lại. “Mức phạt quy định có NH lên tới 3%. Cụ thể cứ trả nợ trước hạn bao nhiêu sẽ được nhân với 3% tiền phạt, cộng với số lãi suất những tháng đáng ra được ưu đãi sẽ được tính lại” - ông Minh nói.
Theo ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Sacombank, mỗi NH có một chính sách riêng và chính sách này được công khai. “Hơn nữa, cùng với xu hướng lãi suất giảm, các NH cũng phải tính toán để đưa ra mức lãi suất phù hợp để thu hút khách hàng. Vì thế khách hàng có quyền lựa chọn mức lãi suất hợp lý với điều kiện vay vốn của mình” - ông Khang nói.
Vay tín chấp tiêu dùng 23%/năm
Với mức lãi suất này so với mặt bằng chung hiện tại thực tế là quá cao nhưng so với loại hình tín chấp thì cũng là điều bình thường. Vì các NH khi cho vay tín chấp họ đã phải tính đến các phương án rủi ro. Thế nên trong trường hợp này không thể đổ lỗi cho NH được. Người tiêu dùng quyết định việc vay hay không, còn NH chịu trách nhiệm tư vấn kỹ các điều khoản trong hợp đồng.
TS NGUYỄN MINH PHONG, chuyên gia kinh tế |
YÊN TRANG
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai