- Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thị trường đã được Bộ Xây dựng phối hợp cùng cơ quan hữu quan triển khai vào thực tế thời gian qua. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau mà hiệu quả thực sự vẫn chưa đáp ứng được như mong đợi. Nhân tố còn thiếu đối với thị trường là gì?
Giá thành vẫn là yếu tố cạnh tranh cơ bản của các dự án thời điểm này. Để có căn hộ giá rẻ, yếu tố đầu tiên cần có là doanh nghiệp phải sở hữu quỹ đất giá rẻ. Ở đâu ra quỹ đất này, nếu không phải đi ra xa trung tâm? Và khi ra xa trung tâm thì dự án lại đối mặt với hàng loạt những vấn đề phát sinh khác. Ô nhiễm, tắc đường, ngập lụt, thiếu giá trị liên kết…là những vấn đề thường trực. Nếu không xử lý đồng bộ những vấn đề này thì coi như nỗ lực hạ giá sản phẩm trở nên vô vọng mặc dù phân khúc giá rẻ vẫn được đánh giá cao về tiềm năng.
Khu Tây Sài Gòn là khu vực có nhiều dự án được mở bán thời gian gần đây. Trong đó có những dự án giao dịch khá tốt như Tân Hương Tower, Ehome 3 giai đoạn 1, Lê Thành…Đại lộ Đông Tây là tuyến đường huyết mạch hiện đại kết nối với khu trung tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tuyến đường khác thường xuyên kẹt xe, chịu ảnh hưởng khi mưa lớn, triều cường. Một số dự án vẫn phải “sống chung” bên cạnh những nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Dự án Sai Gon West Villas nằm ngay bên cạnh dòng kênh nước đen, bên kia là nhà máy giày An Lạc; cư dân Ehome 3 trên đường Hồ Học Lãm bị nhà máy Top Royal Flash xả khói…Nếu có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết kịp thời những bức xúc trên thì không những người dân được hưởng lợi mà giao dịch BĐS những dự án, khu vực lân cận sẽ cải thiện đáng kể.
Thực tế, không chỉ phân khúc giá rẻ mà phân khúc căn hộ cao cấp cũng chuyển động theo quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cấp các giá trị cộng hưởng. Khu Đông Sài Gòn được hỗ trợ từ nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: Cầu Sài Gòn 2, tuyến xe điện ngầm, hầm Thủ Thiêm…
Tiếp tục là điểm sáng trong phân khúc căn hộ cao cấp theo nhận định của CBRE trong báo cáo thị trường Quý 3. Khu vực này có nhiều dự án tham gia thị trường như Imperia An Phú, Estella, Tropic Garden và mới đây nhất là Lexington Residence... Ngoài mức giá giảm, phương thức thanh toán linh hoạt thì sự hội tụ của nhiều dự án căn hộ cao cấp cùng với nhiều tiện ích đã tạo nên giá trị cộng hưởng mà rất ít khu vực có được.
Các dự án hạ tầng giao thông góp phần đưa rút ngắn thời gian di chuyển, đưa Quận 2 xích lại gần trung tâm thành phố hơn. Báo cáo của CBRE cũng cho biết khách tìm thuê căn hộ Quận 2 chiếm số lượng lớn. Lượng khách thuê căn hộ cao đã thu hút các nhà đầu tư mua-để-cho-thuê trở lại thị trường.
Thực trạng đó cho thấy, vực dậy thị trường không còn là trách nhiệm riêng của Bộ Xây dựng. Chỉ khi nào có sự phối hợp đồng bộ từ ngành Xây dựng đến Giao thông, Tài nguyên Môi trường…với một người “nhạc trưởng” thực thụ thì thị trường BĐS mới sớm chuyển biến ở các phân khúc hiện thực của thị trường BĐS hiện nay.
Quốc Tuấn
Theo VietNamNet
Các bản tin khác
- Lộ diện chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung
- Khẩn trương vận động dân giải tỏa để thi công nút giao thông Túy Loan
- Tổ hợp spa, du lịch, giải trí tại dự án 11.000 tỷ đồng
- Cẩn trọng với những dự án bất động sản “lúa non”
- Đất Nam Đà Nẵng tăng nhiệt trở lại sau chủ trương tái khởi động dự án Làng Đại học
- Thí điểm chủ trương bán thuê mua nhà chung cư cho cán bộ công chức: Hộ thuê nhà đồng tình cao
- Thêm 2 dự án đủ điều kiện bán nhà ở
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2017
- Du lịch Đà Nẵng chưa bao giờ hấp dẫn đến thế!
- Tạo điều kiện tối đa để FPT triển khai thành công các dự án trên địa bàn
- “Sốt đất” đã lan đến Hòa Hiệp Bắc!
- Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục tăng nhiệt bất chấp “tháng Giêng ăn chơi”
- Môi giới bất động sản và câu chuyện niềm tin
- Triển khai giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt
- Đầu tư sinh lời từ căn hộ condotel
- Vốn Nhật chào hàng cùng dự án bom tấn
- Bất động sản Đà Nẵng "nóng" từ đầu năm 2017
- Cuộc đua đầu tư căn hộ tầm trung
- Chen chúc mua nhà đất dịp đầu năm
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chấm dứt quy hoạch "treo" 20 năm dự án Làng ĐH Đà Nẵng