Đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha...
Khoảng 600.000 giấy chứng nhận đã ký nhưng người sử dụng đất chưa đến nhận được Chính phủ nhìn nhận là một trong nhiều hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha, đạt 88,4% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Tại báo cáo về nội dung này vừa được gửi đến Quốc hội, Chính phủ nhắc lại yêu cầu của Quốc hội là đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước.
Để đạt được mục tiêu này, trong hai năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Và hầu hết các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, báo cáo nêu rõ.
Kết quả, đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha, đạt 88,4% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Đến nay, có 39 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận). Trong số các tỉnh đạt thấp có Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi mới đạt dưới 70% tổng diện tích.
Chính phủ cho hay, dự kiến đến hết 2013 sẽ có thêm 5 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, nâng số tỉnh, thành hoàn thành lên 44.
Chỉ ra một trong những hạn chế là tồn đọng giấy chứng nhận còn nhiều, báo cáo nêu số này chủ yếu tập trung ở 13 tỉnh. Trong đó dẫn đầu là Lạng Sơn với 199.000 giấy, Hưng Yên 77.000, Bình Phước 70.000…
Phần lớn các trường hợp chưa được cấp giấy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết một trong những nguyên nhân là không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai từ nhiều năm qua chưa được giải quyết.
Riêng với đất ở, tại Tp. HCM, Hà Nội có đến trên 130.000 trường hợp vi phạm, chủ yếu dưới các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công…
Đầu tư kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận cũng được xem là một nguyên nhân của sự chậm trễ, khi ở nhiều tỉnh mới đáp ứng gần 30% nhu cầu. Thậm chí có 4 tỉnh trong hai năm qua không đầu tư kinh phí cho việc này. Gồm: Điện Biên, Ninh Thuận, Quảng Nam, Sóc Trăng.
Đáng chú ý là nghị quyết của Quốc hội ra đời từ giữa năm 2012 song có tỉnh, theo đánh giá của Chính phủ là đến giữa năm 2013 mới thực sự vào cuộc.
Nguyễn Lê
Theo Vneconomy
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng