Đến tháng 11/2013, mới chỉ có 590 khách hàng cá nhân được giải ngân hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ...
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, mục tiêu quan trọng nhất của gói 30.000 tỷ là hướng đến hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không phải cứu thị trường bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà.
Ngoài nội dung trên, trong Nghị quyết phiên họp tháng 11 của Chính phủ, Thủ tướng còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh lộ trình xử lý nợ xấu; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khoá hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm.
Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu, xây dựng phương án, kế hoạch nhân rộng mô hình nhà ở trong vùng lũ tại các địa bàn thương xuyên xảy ra lũ lụt; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí.
Trước đó, báo cáo trước Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cho biết thị trường bất động sản tuy còn khó khăn, nhưng đã có những chuyển biến, kết quả tích cực.
Cụ thể là tồn kho so với tháng 3 cuối quý 1/2013 đã giảm 28.000 tỷ đồng giá trị tồn kho (tương đương giảm 22%), hiện giá trị tồn kho còn khoảng 100 nghìn tỷ tồn kho, tất nhiên là chưa kể tồn kho dự án dở dang. Đơn cử như chỉ trong tháng 11 vừa qua, chủ đầu tư Vingroup đã có giao dịch 300 căn hộ tại Royal City, cho thấy thị trường đang dần ấm lên.
Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản là đúng đắn, có chăng là do khâu thiết kế chính sách chưa hiệu quả.
“Chúng ta đều biết để tháo gỡ thì phải khắc phục lệch pha cung cầu, hàng phân khúc cao cấp thì cung nhiều, cầu thấp, trong khi đó nhà ở quy mô trung bình và nhỏ cung thiếu mà cầu cao”, Bộ trưởng Dũng nói.
Riêng về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng Dũng cho biết, đây là gói tín dụng cho vay để hỗ trợ nhà ở, trong đó mục tiêu chính là hướng tới người dân thu nhập thấp chứ không phải là mục tiêu để cứu thị trường bất động sản, do đó tốc độ giải ngân có phần chậm.
Trong khi đó, theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm đầu tháng 11/2013, đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế, so với giá trị 30.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ, giá trị giải ngân sau gần 6 tháng như vậy là quá "khiêm tốn".
Bảo Anh
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills