Đến tháng 11/2013, mới chỉ có 590 khách hàng cá nhân được giải ngân hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ...
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, mục tiêu quan trọng nhất của gói 30.000 tỷ là hướng đến hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không phải cứu thị trường bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà.
Ngoài nội dung trên, trong Nghị quyết phiên họp tháng 11 của Chính phủ, Thủ tướng còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh lộ trình xử lý nợ xấu; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khoá hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm.
Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu, xây dựng phương án, kế hoạch nhân rộng mô hình nhà ở trong vùng lũ tại các địa bàn thương xuyên xảy ra lũ lụt; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí.
Trước đó, báo cáo trước Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cho biết thị trường bất động sản tuy còn khó khăn, nhưng đã có những chuyển biến, kết quả tích cực.
Cụ thể là tồn kho so với tháng 3 cuối quý 1/2013 đã giảm 28.000 tỷ đồng giá trị tồn kho (tương đương giảm 22%), hiện giá trị tồn kho còn khoảng 100 nghìn tỷ tồn kho, tất nhiên là chưa kể tồn kho dự án dở dang. Đơn cử như chỉ trong tháng 11 vừa qua, chủ đầu tư Vingroup đã có giao dịch 300 căn hộ tại Royal City, cho thấy thị trường đang dần ấm lên.
Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản là đúng đắn, có chăng là do khâu thiết kế chính sách chưa hiệu quả.
“Chúng ta đều biết để tháo gỡ thì phải khắc phục lệch pha cung cầu, hàng phân khúc cao cấp thì cung nhiều, cầu thấp, trong khi đó nhà ở quy mô trung bình và nhỏ cung thiếu mà cầu cao”, Bộ trưởng Dũng nói.
Riêng về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng Dũng cho biết, đây là gói tín dụng cho vay để hỗ trợ nhà ở, trong đó mục tiêu chính là hướng tới người dân thu nhập thấp chứ không phải là mục tiêu để cứu thị trường bất động sản, do đó tốc độ giải ngân có phần chậm.
Trong khi đó, theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm đầu tháng 11/2013, đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế, so với giá trị 30.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ, giá trị giải ngân sau gần 6 tháng như vậy là quá "khiêm tốn".
Bảo Anh
Các bản tin khác
- Ngân hàng kiểm chặt dòng vốn, doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" mới?
- Đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ mang một diện mạo khác
- Xây dựng An Thượng thành phố du lịch xuyên đêm
- Đà Nẵng đang bức bách về sân bay, bến cảng
- "Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời"
- Đà Nẵng chi gần 15 tỷ đồng để phát triển du lịch năm 2018
- Bùng nổ căn hộ chia sẻ tại châu Á
- Bất động sản Đà Nẵng: Hình thành hai thái cực "nóng - lạnh"
- Ô tô nhập khẩu thuế 0% về Việt Nam: Giá xe giảm ngay 200 triệu
- Sun World Ba Na Hills tri ân người dân địa phương bằng chương trình đặc biệt
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2018
- Cơ hội đầu tư phát triển kinh tế Đà Nẵng sau APEC
- Thị trường bất động sản nóng ngay sau Tết
- Hàng loạt chính sách mới tác động đến bất động sản năm 2018
- Triển khai thi công 2 dự án trọng điểm tại Q. Cẩm Lệ
- Các công trình trọng điểm: Đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm
- Bất động sản kỳ vọng lập kỷ lục mới về thu hút FDI
- Bức tranh bất động sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2018
- Một năm bất động sản sôi động, hứa hẹn 2018 tiếp tục thành công
- Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản