(Cadn.com.vn) - Ngày 12-12, các Tổ đại biểu HĐND đã có phiên thảo luận tại tổ (buổi sáng) và tại hội trường (buổi chiều) về nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế-ngân sách (KTNS), văn hóa-xã hội, pháp chế.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Trần Thọ chủ trì phiên thảo luận tại hội trường. |
Đầu tư mạnh mẽ hơn về kết cấu hạ tầng
ĐƯỜNG VÕ NGUYÊN GIÁP NẰM GIỮA HAI ĐƯỜNG HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Chiều 12-12, ngay sau phiên thảo luận tại hội trường, các ĐB đã thông qua 5 Nghị quyết (NQ) về phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2012; NQ về phê chuẩn quy định mức thu một số loại phí, lệ phí; NQ về quy định diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ tại địa bàn TP Đà Nẵng; NQ về biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2014 của TP Đà Nẵng; NQ về đặt tên một số đường trên địa bàn TP Đà Nẵng đợt 2-2013. Theo NQ về đặt tên một số đường trên địa bàn TP Đà Nẵng đợt 2-2013, có 123 đường được đặt, đổi tên và 2 công trình công cộng được đặt tên là cầu vượt đường sắt Ngô Sĩ Liên và cầu Trung Lương. Đường Võ Nguyên Giáp được đặt tên trên tuyến đường ven biển, đoạn giữa của 2 tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa, kéo dài về hướng Nam. |
Đại biểu (ĐB) Kiều Văn Toàn cho rằng, trong lĩnh vực KTNS đề nghị cần đảm bảo tính an toàn đối với các trạm BTS và cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong việc quy hoạch, quản lý cả về mặt kết cấu các trụ ăng-ten này; chứ hiện nay không ai có thể biết các cột ăng-ten này chịu được bão cấp mấy. Có nơi như ở P.Thạch Thang, Q.Hải Châu có trụ ăng-ten cao đến 68m rất nguy hiểm nếu xảy ra sự cố. Ông Toàn cũng cho biết, trên địa bàn Q.Hải Châu còn 2 dự án: nâng cấp mở rộng chợ Cồn và mở rộng đường vào khán đài A Sân vận động Chi Lăng. ĐB đề nghị, đối với dự án mở rộng chợ Cồn, chợ Hàn nếu không làm thì thông báo nhân dân biết. ĐB Trần Đình Hồng khi đề cập đến các dự án đầu tư trên địa bàn TP đã đề nghị kiểm soát cho được các dự án, không nên nghe 1 chiều khi các chủ đầu tư cam kết đúng tiến độ. Kiên quyết đối với những nhà đầu tư không đúng khả năng, cần thiết ngồi lại với nhau xem xét nếu nhà đầu tư đã nộp bao nhiều tiền thì tính diện tích đất tương ứng còn lại thì thu hồi.
ĐB Võ Văn Thương đề nghị, TP cần rà soát và điều chỉnh đối với những dự án chưa có điều kiện, khả năng triển khai; tập trung ưu tiên bố trí TĐC vì tiến độ ở một số dự án hiện vẫn còn rất chậm. ĐB Thái Thanh Hùng cho rằng cần đầu tư nâng cấp kiệt hẻm bằng đường bê-tông, đặc biệt là đối với các xã mới lên phường ở Q.Liên Chiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân. ĐB Nguyễn Nho Trung nhấn mạnh cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong cải cách hành chính, nhất là đối với các công trình, dự án chậm tiến độ cũng như thái độ thiếu trách nhiệm của một bộ phận CBCC. ĐB Ngô Tấn Cư lo lắng về cơ sở hạ tầng khu dân cư khi TXCT nơi nào nhân dân cũng nói về điện chiếu sáng, môi trường, quy hoạch treo. Về điện chiếu sáng hiện nay nhân dân hoan nghênh chủ trương đã làm; năm 2014, kinh phí dành cho điện chiếu sáng không nhiều, TP cần đầu tư nhiều hơn để hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng nhằm đảm bảo ANTT, ATGT và vệ sinh môi trường.
Cũng như ĐB Cư, ĐB Ngô Thị Kim Yến đều đề nghị, nên giữ xe lấy tiền tại các bệnh viện để đầu tư lại cho điện chiếu sáng, y tế; nâng cao cải thiện cho các trạm y tế vì hiện nay rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu, nơi làm việc quá chật hẹp. ĐB Mai Đức Lộc thừa nhận, trong báo cáo thẩm tra của Ban KTNS đã làm rõ nhiều vấn đề; năm 2013 kinh tế thành phố tăng trưởng có những điểm mới, thu từ đất giảm nhưng thu từ các khu công nghiệp, thu nội địa đảm bảo có chiều hướng tăng. ĐB đề nghị xác định chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, nên chọn lĩnh vực có khả thi cho dù các nơi khác không làm; nên theo thị trường, điều kiện của mình. Đề nghị tổng kết hoạt động của các khu công nghiệp; từ đó năm 2014 khắc phục nhũng bất cập, hạn chế để nâng cao hiệu quả, tăng nguồn thu của ngân sách thành phố.
Các đại biểu thông qua các Nghị quyết. |
Nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm
ĐB Toàn và ĐB Nguyễn Thị Phượng đề nghị xem lại quy định không tuyển sinh trái tuyến, vượt cấp vì Q.Hải Châu là trung tâm, nhu cầu của con em lớn, do vậy cần cân nhắc, tránh chạy trường, chạy lớp; đồng thời quan tâm đảm bảo HS ngày học 2 buổi. Việc phân luồng sau THCS chưa được quan tâm, dẫn đến nhiều em học lên ĐH ra trường không có việc làm. Việc tuyển sinh vào cấp 3 hiện nay còn nhiều bất cập nên dựa vào điểm tốt nghiệp để tuyển sinh là hợp lý hơn. Vì các em vừa thi tốt nghiệp xong lại thi tiếp vào lớp 10 là bất hợp lý, vì kết quả thi tốt nghiệp là kết quả quốc gia.
ĐB Ngô Thị Kim Yến cũng cho biết, việc phân luồng trong giáo dục đối với lĩnh vực y tế chưa tốt, nhu cầu ít mà người học ra trường nhiều, ít có việc làm. ĐB Yến cũng đề nghị TP không nên xã hội hóa (XHH) các trung tâm giáo dục thường xuyên mà có kế hoạch hỗ trợ giúp các cơ sở này phát triển để phân luồng HS THCS. Bên cạnh đó, Sở Y tế hiện đang quản lý nhân sự các trung tâm y tế, nhưng nguồn tài chính do UBND các quận, huyện quản lý. Việc này gây khó khăn, về lộ trình nên đưa về Sở Y tế quản lý. ĐB Lê Thị Anh Đào, Cao Thị Huyền Trân cùng đề nghị: TP quan tâm cho các trường đầu tư xây dựng cơ sở để đưa môn bơi vào trường học, nếu không thì nên XHH cho các DN đầu tư. Riêng đối với những địa bàn khó khăn thì không nên XHH vấn đề này. ĐB Nguyễn Thị Phượng thắc mắc, việc ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để; đặc biệt là những điểm ngập úng và ở những khu đất trống. ĐB cho rằng, việc tổ chức ra quân dọn dẹp của các địa phương rất tốn kém sức lực, tiền của của nhân dân.
Giải pháp nào cho “Năm doanh nghiệp 2014”?
ĐB Lê Vinh Quang nói rằng, sau 3 năm liên tục đứng vị trí thứ 2 và 3 năm đứng vị trí thứ nhất cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), hiện nay, TP đã tụt hạng và đã ra khỏi tốp 10. Nhân “Năm doanh nghiệp 2014”, ĐB đề nghị, TP cần có giải pháp để nâng cao PCI để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư đến với Đà Nẵng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho DN Đà Nẵng phát huy hơn nữa hiệu quả SXKD; tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay ưu đãi; khen thưởng kịp thời những DN hoạt động tốt.
ĐB Lê Vinh Quang phát biểu tại hội trường. |
ĐB Võ Văn Thương đề nghị: Quỹ bảo lãnh tín dụng phải giúp DN trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư- thương mại- du lịch. Ngân hàng quan tâm xác định vai trò Chủ DN là chính; đồng thời cần có đề án cụ thể, mục tiêu tổng quát từ năm nay đến 2020 và mục tiêu cụ thể từng năm. ĐB Đỗ Thị Kim Lĩnh nhấn mạnh, để “Năm doanh nghiệp 2014” thực sự mang lại hiệu quả cao, TP cần hỗ trợ cho lao động nữ, nhất là ở các KCN bằng cách cùng với DN thí điểm xây dựng nhà trẻ, xây dựng nhà trọ cho công nhân, miễn giảm thuế cho DN; sớm ban hành đề án đối với lao động nữ trong các DN. ĐB Nguyễn Đức Trị đề nghị, TP cần có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ DN phát triển SXKD; xây dựng thêm các trung tâm giới thiệu sản phẩm, nếu được cần đầu tư, nâng cấp để Trung tâm này trực thuộc UBND TP nhằm giúp DN tháo gỡ khó khăn một cách hiệu quả nhất.
Cây xanh, thủy điện, nhà chung cư...
Đối với dự án thủy điện Sông Nam-Sông Bắc, ĐB Nguyễn Thị Phượng đề nghị nên quan tâm, cân nhắc đánh giá toàn diện nghiêm túc, phải đảm bảo môi trường, cuộc sống của người dân ven sông Cu Đê. ĐB Ngô Quang Phúc nói thẳng, vừa qua thủy điện gây lũ, đề nghị có ý kiến với Trung ương về vấn đề này, đặc biệt là quy trình xả lũ...; trách nhiệm của các bộ, ngành về thiệt hại của người dân; cần xem xét rà soát lại các thủy điện, nếu xét thấy dự án thủy điện Sông Nam-Sông Bắc không hiệu quả thì hủy bỏ. ĐB Trần Đình Hồng kiến nghị, dự án đã qua 3 năm khởi động nhưng không thấy triển khai, thành phố cần nghiêm túc, đánh giá lợi hại của thủy điện này.
ĐB Trương Phước Ánh đặt vấn đề thủy điện ĐăkMil 4 lấy nước không trả về sông Vu Gia để đảm bảo nước sản xuất sinh hoạt vùng hạ lưu sông Vu Gia; sông Cu Đê là của “để dành”, do đó cần xem lại thủy điện Sông Nam, Sông Bắc. Vấn đề cây xanh đường phố được khá nhiều ĐB quan tâm. ĐB Đỗ Thị Kim Lĩnh đề nghị TP cần có chủ trường xã hội hóa về trồng và bảo vệ cây xanh. Việc xã hội hóa để vận động nhân dân, từng hộ gia đình trồng và bảo vệ tốt hơn, ý thức trách nhiệm cao hơn thông qua việc phân bổ cây cho các hộ gia đình trồng và tự chăm sóc. ĐB Hoàng Giang Yên Thủy nêu thực tế, việc ngã, gãy nhiều cây xanh qua cơn bão số 11, cử tri cho rằng việc trồng cây dối trá, không nghiêm túc, đề nghị phải kiểm điểm trách nhiệm.
Liên quan đến nhà chung cư, Chánh Thanh tra TP Phan Tấn Tuyền cho rằng, xây dựng chung cư: sức có hạn, nếu bao cấp hết thì không chịu nổi. Nhu cầu thực tế không nhiều trong khi nhiều người không thích vào, nhất là ở Hòa Xuân. Bán chung cư nhưng mô hình chung cư hiện nay chưa hợp lý, cần quan tâm chứ khi người dân mua sẽ phát sinh nhiều việc. ĐB Trần Đình Hồng đưa ra ý kiến: Vừa qua đã xử lý một số vụ vi phạm, cử tri rất đồng tình nhưng trước thực trạng vậy cũng buồn; đề nghị cần xem lại việc đầu tư, quản lý, sử dụng chung cư sao cho có hiệu quả. Nhà chính sách xã hội cần quản lý, sử dụng hiệu quả, giảm giá hoặc hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện vay mua nhà ở các ngân hàng, nếu làm được như vậy thì sẽ hạn chế tiêu cực, quản lý dễ hơn; việc sửa chữa chung cư làm thủ tục rất phức tạp trong khi gió bão tốc mái.
ĐB Mai Đức Lộc nêu vấn đề, việc bố trí chung cư hiện nay nhân dân đang có quan điểm việc bố trí chung cư cho hộ nghèo là nhiệm vụ của thành phố. Việc bố trí xét chung cư phải xét nghiêm túc, công khai, chính xác, tránh tình trạng tiêu cực. Giá bán chung cư cũng cần cân nhắc, bán hợp lý để người dân mua. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn khi đề cập về chung cư đã cho biết, vừa rồi có hội nghị bàn rất kỹ về đầu tư, quản lý, sử dụng, thống nhất để báo cáo thường trực Thành ủy cho phép bán chung cư có nguồn đầu tư từ ngân sách thành phố để có nguồn vốn tiếp tục thực hiện chương trình và lành mạnh hóa việc quản lý, sử dụng chung cư.
Theo chương trình, hôm nay HĐND TP Đà Nẵng tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND TP tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị ĐBHĐNDTP và kiến nghị tại Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐNDTP; thảo luận và thông qua 3 Nghị quyết của HĐNDTP (về chương trình giám sát năm 2014; về Xây dựng và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm 2014; Nghị quyết về nhiệm vụ năm 2014) và bế mạc kỳ họp.
Phương Kiếm
NÊN XÂY DỰNG TRUNG TÂM QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA ĐÀ NẴNG Theo ĐB Nguyễn Đức Trị, nên chăng đầu tư xây dựng một trung tâm quảng bá, giới thiệu của TP. Việc này trên thế giới họ làm nhiều rồi nhưng ở ta thì chưa có. Đó sẽ là nơi tất cả các doanh nghiệp của TP đưa sản phẩm của mình đến trưng bày, giới thiệu cho người dân và du khách. Tôi cho rằng, việc này rất thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Đây có thể xem là một trong những giải pháp cụ thể trong thực hiện chủ trương “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” mà TP đề ra. N.L (ghi) |
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Ngân hàng kiểm chặt dòng vốn, doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" mới?
- Đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ mang một diện mạo khác
- Xây dựng An Thượng thành phố du lịch xuyên đêm
- Đà Nẵng đang bức bách về sân bay, bến cảng
- "Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời"
- Đà Nẵng chi gần 15 tỷ đồng để phát triển du lịch năm 2018
- Bùng nổ căn hộ chia sẻ tại châu Á
- Bất động sản Đà Nẵng: Hình thành hai thái cực "nóng - lạnh"
- Ô tô nhập khẩu thuế 0% về Việt Nam: Giá xe giảm ngay 200 triệu
- Sun World Ba Na Hills tri ân người dân địa phương bằng chương trình đặc biệt
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2018
- Cơ hội đầu tư phát triển kinh tế Đà Nẵng sau APEC
- Thị trường bất động sản nóng ngay sau Tết
- Hàng loạt chính sách mới tác động đến bất động sản năm 2018
- Triển khai thi công 2 dự án trọng điểm tại Q. Cẩm Lệ
- Các công trình trọng điểm: Đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm
- Bất động sản kỳ vọng lập kỷ lục mới về thu hút FDI
- Bức tranh bất động sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2018
- Một năm bất động sản sôi động, hứa hẹn 2018 tiếp tục thành công
- Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản