Gần 400 hộ dân trong khu dân cư (KDC) Bình Kỳ và Bá Tùng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) rất bức xúc trước tình trạng quy hoạch “treo”, gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
San lấp đất dự án biến khu dân cư thành ao cạn, ngập cục bộ mỗi khi mưa lớn. |
Theo đơn phản ánh của người dân, dự án Khu đô thị sinh thái sông Cổ Cò do Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm dầu khí làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010, đến nay bị ngưng trệ. Sau khi công bố quy hoạch, thu hồi đất màu (nông nghiệp), chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng, biến cánh đồng trước đây thành bãi đất mới rộng rãi rồi... để đó. Điều đáng nói, trong khi KDC Bình Kỳ và Bá Tùng (nằm trong lòng dự án) chưa được kiểm định, di dời, giải tỏa, việc san lấp mặt bằng nói trên biến nơi đây thành vùng trũng lọt giữa các bãi đất mới. Các mương thoát nước tự nhiên trước đây chảy thoát ra sông bị lấp bít. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn, KDC trên trở thành túi đựng nước, không có lối thoát, lâu ngày thành úng trũng, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, muỗi và xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết...
Ông Nguyễn Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Quý, cho biết khu vực Bình Kỳ và Bá Tùng trước đây nối từ KDC ra sông có cánh đồng Tùng Lâm. Việc thoát nước tự nhiên từ các mương dẫn chảy từ trong KDC ra sông thuận lợi. Sau khi dự án triển khai đã lấp hết khu vực cách đồng và dẫn đến tình trạng ứ đọng nước như hiện nay. “UBND nhiều lần phản ánh lên các cấp và đơn vị chủ đầu tư, nhưng việc đắp đất, san nền được tiến hành bởi đất đã trở thành... của người ta, ưa làm gì thì làm, mình không can thiệp được, chỉ mỗi khi có sự cố ngập úng thì mới phối hợp cùng giải quyết”, ông Đức nói.
Ông Nguyễn Văn Phát, tổ trưởng tổ 12 phường Hòa Quý, cho biết người dân trong tổ rất bức xúc trước tình trạng dự án “treo” dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh, nhất là ô nhiễm môi trường, khó khăn về cơi nới, sửa sang và xây dựng nhà ở kiên cố để phòng chống bão.
Dự án nói trên triển khai san lấp mặt bằng, kéo dài qua 11 tổ dân phố (12, 13, 14, 15, 16...) từ khu Bình Kỳ đến Bá Tùng, phường Hòa Quý, như một con đê bao quanh khu dân cư gần 400 hộ dân. Bà Hồ Thị Thải, ở Bình Kỳ, bức xúc rằng: “Dự án triển khai thì dân sẵn sàng giao đất, nhưng giao xong rồi thì dự án lại bỏ không. Dân đã “nhường” đất sản xuất rồi, giờ lại bị dự án hành thêm bởi việc bị “bao vây” bởi con đê nhân họa nữa. Không triển khai nữa thì trả đất, trả lại cuộc sống trước đây cho dân nhờ”.
Tình trạng dự án “treo” ở nhiều nơi trên địa bàn Đà Nẵng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song, không chỉ chính quyền các cấp, bản thân các chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm với thái độ tích cực để giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống của người dân.
Bài và ảnh: MINH SƠN
Các bản tin khác
- Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
- Bất động sản Việt Nam biến đổi theo cơn sốt bùng nổ công nghệ
- Vì sao văn phòng chia sẻ bùng nổ nhanh chóng?
- Triệu người lo sợ: Mua nhà an toàn phải trả giá đắt!
- Hướng đến "thiên đường" nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế
- Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng du lịch bền vững
- "Viên ngọc báu" Bãi Bụt
- Hạng mục Cải tạo nút giao thông phía tây cầu Rồng: Bổ sung vào Dự án Phát triển bền vững thành phố
- Đề nghị đầu tư nhiều công trình trọng điểm
- Thế mạnh “bất bại” của Officetel – Kênh đầu tư không thể bỏ qua trong năm 2018
- Đấu giá quyền sử dụng đất quy hoạch Công viên phần mềm số 2
- Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đô thị Đại học Đà Nẵng
- Chọn căn hộ đã bàn giao, người mua nhà cần chú ý gì?
- Tiềm năng thị trường căn hộ officetel
- Sớm gỡ những “nút thắt” phát triển
- Vicoland và Daewon hợp tác phát triển nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp
- 09/10/2018 2:07 PM Quy định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng
- Quảng trường mở bên bờ sông Hàn
- Cảnh báo tình trạng sốt đất ảo ở xã Hòa Liên
- Săn ngay gói Combo đêm để “bắt” những khoảnh khắc tuyệt diệu tại Bà Nà