(PL)- Chưa có mức trần về phí chứng nhận bản dịch của công chứng viên nên các tổ chức công chứng vận dụng theo mức tối thiểu của chứng nhận giao dịch.
Yên tâm nghiệp vụ của công chứng viên
Gần 11 giờ ngày 6-1, Phòng công chứng số 4 ở đường Hoàng Việt, quận Tân Bình vẫn đông nghịt khách. Nhiều người ngồi quanh dãy bàn chứng thực chữ ký và chứng thực bản sao, chứng nhận bản dịch mới được bố trí tại tầng trệt. Một thanh niên cho hay: “Khi biết các cơ quan công chứng được phép sao y, tiện đường tôi mang bằng tốt nghiệp đến nhờ công chứng vì các công chứng viên (CCV) hoạt động chuyên nghiệp, khi cầm bản sao y có cảm giác… thích hơn, mức phí lại không cao hơn ở phường, xã…”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Công chứng số 4, cho biết: “Triển khai Luật Công chứng (mới), phòng công chứng đã sắp xếp, bố trí nhân sự để thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký, bản sao từ bản chính và chứng nhận bản dịch cho khách hàng. Các CCV không bỡ ngỡ hay khó khăn về nghiệp vụ chuyên môn với những công việc mới. Trong ngày đầu tiên áp dụng Luật Công chứng mới (5-1), phòng đã chứng thực sao y bản chính cho 51 lượt khách hàng với 122 văn bản sao y; chứng thực chữ ký cho hai trường hợp và nhận hồ sơ dịch thuật cho 15 lượt khách với 28 tài liệu yêu cầu dịch thuật.
Phòng công chứng số 7 trưng bảng thông báo tiếp nhận những mảng công việc mới cho khách hàng. Ảnh: CT
“Phòng công chứng số 7 nhận khá nhiều hồ sơ sao y chứng thực của khách hàng” - ông Hoàng Mạnh Thắng, Phó Trưởng phòng Công chứng số 7, thông tin. Theo ông Thắng, khách hàng chủ yếu là những người đến thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng giao dịch rồi sao y chứng thực, chứng nhận bản dịch luôn. Trước đây CCV thực hiện việc chứng thực trong một thời gian khá dài nên khi Luật Công chứng 2014 giao lại nhiệm vụ này cho CCV thì không gặp khó khăn gì về nghiệp vụ.
Tương tự, các CCV thuộc Văn phòng công chứng Chợ Lớn cho hay: “Chúng tôi đã chuẩn bị trước nên không gặp bỡ ngỡ gì”.
Lấn cấn phí bản dịch
Qua tìm hiểu lệ phí chứng thực chữ ký và bản sao từ bản chính tại các tổ chức công chứng bằng với mức của UBND cấp xã theo khung giá do TP ban hành. “Dù chưa có hướng dẫn về việc thu lệ phí của công chứng trong lĩnh vực mới nhưng Luật Công chứng nêu “việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực” nên có thể vận dụng để làm cơ sở cho khoản lệ phí chứng thực” - ông Hoàng Mạnh Thắng cho hay.
Vướng mắc hiện nay là chứng nhận bản dịch. “Theo Luật Công chứng, chứng nhận bản dịch là xác nhận về nội dung, CCV liên đới chịu trách nhiệm với người dịch. Đây không phải là việc chứng thực chữ ký người dịch như công việc chứng thực bản dịch của phòng Tư pháp. Do đó cơ quan công chứng không thể thu theo lệ phí chứng thực là 10.000 đồng/chữ ký như phòng Tư pháp. Với việc chứng nhận bản dịch, Phòng công chứng số 7 thu theo mức phí tối thiểu khi chứng nhận một giao dịch là 40.000 đồng” - ông Thắng thông tin.
Ông Thắng cũng nhìn nhận khó có thể ban hành khung giá cụ thể cho bản dịch vì tính chất, mức độ của từng trường hợp khác nhau. “Dịch một giấy chứng minh nhân dân hoàn toàn khác với dịch một toa thuốc. Do đó Nhà nước nên ban hành một mức trần rồi từ đó các cơ quan công chứng xây dựng cho phù hợp, thù lao người dịch nên là sự thỏa thuận của các bên” - ông góp ý.
Trong khi đó, Trưởng phòng Công chứng số 5 - ông Đỗ Hà Hồng cho rằng việc tồn tại song song hai hệ thống vừa phòng Tư pháp vừa cơ quan công chứng thực hiện chứng thực, chứng nhận bản dịch rất dễ dẫn đến lấn cấn vì giá trị, thủ tục, khoản thu. Trong khi hai loại này hoàn toàn khác nhau nhưng người dân thì hiểu nó na ná nhau. “Với số lượng tổ chức hành nghề công chứng tương đối đầy đủ như hiện nay, tôi nghĩ nên giao hẳn công tác này cho cơ quan công chứng để đảm bảo tính thống nhất” - ông bày tỏ.
Sở Tư pháp vừa có văn bản đề nghị các tổ chức hành nghề công chứng đề xuất mức thu tối đa đối với mỗi nội dung công việc và xác định cơ sở hợp lý cho mức thu đề xuất. UBND cấp tỉnh sẽ ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương nên mức thù lao đối với từng loại việc không được vượt quá mức trần thù lao quy định, Sở Tư pháp lưu ý.
|
CẨM TÚ
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills