(PLO)-Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Trong thời kỳ hôn nhân, nhà chồng có cho vợ chồng tôi tiền để mua mảnh đất và chúng tôi đã xây nhà ở. Tôi và con gái không chịu nổi cảnh người cha suốt ngày say xỉn về chửi rủa, đánh đập vợ con nên đã ra ngoài thuê nhà để. Hiện nay, chúng tôi đã ly hôn và mỗi người nuôi một đứa con. Do nhà chưa có giấy tờ nên tòa nói hai bên tự phân xử. Lúc đầu, anh ấy nói kiếm tiền trả tôi nửa căn nhà nhưng giờ anh ấy đổi ý cho rằng căn nhà là của riêng của ảnh chứ hổng phải của chung. Tôi muốn ở trong nhà này với hai con thì anh ấy không cho. Vậy căn nhà có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi hay không? Nếu chia thì mẹ con tôi có được ưu tiên gì không?
Phạm Thị Bích Liên(bichlien172@gmail.com)
Luật sư LÊ VĂN HOAN, Trưởng Văn phòng luật sư Lê Văn, TP.HCM: TheoĐiều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về tài sản của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, căn nhà mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng bạnnên bạn có quyền được chia đối với tài sản này.
Về nguyên tắc khi giải quyết chia tài sản của vợ chồng phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Các bản tin khác
- VIỆT KIỀU MUA NHÀ: TRÊN " THÔNG" DƯỚI CHƯA "THOÁNG"
- THÊM CƠ HỘI CHO VIỆT KIỀU MUA NHÀ Ở VIỆT NAM
- NHỮNG KẺ MẠO DANH BỊ PHÁC GIÁC TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG BẢO NGUYỆT
- ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHỦ TRƯƠNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG
- Đề án “Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020’’
- VIỆT KIỀU MUA NHÀ
- HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ KHÔNG CÔNG CHỨNG: COI CHỪNG RẮC RỐI
- XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG: DÂN ĐƯỢC LỢI
- NHIỀU THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GÂY KHÓ CHO CÔNG CHỨNG
- VPCC HÀNG VẠN NGƯỜI DÂN "CHỌN MẶT GỞI VÀNG"
- CÔNG CHỨNG GIAO DỊCH BẢO ĐẢM: VẪN VƯỚNG
- Giảm nợ và thu nợ tiền sử dụng đất
- GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2010